Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDịch Covid-19 báo động sự thiếu vắng đạo đức trong nghiên cứu...

Dịch Covid-19 báo động sự thiếu vắng đạo đức trong nghiên cứu virus ở TQ

Theo các chuyên gia, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã nêu bật quy trình quản lý yếu kém, có sơ hở và thiếu đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở Trung Quốc.

Hãng tin The Epoch Times cho hay, có một giả thuyết được lưu hành rộng rãi trên mạng là virus Vũ Hán được chế tạo bên trong Viện Virus học Vũ Hán, điều mà chính quyền Trung Quốc đã bác bỏ. 

Bất kể giả thuyết này có đúng hay không, các chuyên gia cho rằng, các cuộc điều tra vào những nghiên cứu của Trung Quốc về virus corona đã phơi lộ vấn đề đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở nước này, mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự kiểm soát toàn diện của ĐCSTQ đối với các viện nghiên cứu.

 “Trong nhiều năm, các nhà virus học ở các nước phương Tây vẫn tưởng rằng các đồng nghiệp Trung Quốc của họ làm việc theo các nguyên tắc đạo đức tương đồng,” ông Steve Mosher, chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số, cho biết trong một email.

“Chắc chắn các quy tắc bằng văn bản – được sao chép từ phương Tây – trông có vẻ giống nhau. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng thực tiễn lại là khác. Mọi thứ ở Trung Quốc đều được thúc đẩy bởi nhu cầu chính trị của ĐCSTQ,” ông Mosher nói.

Nhà virus học Zhengli Shi – một chuyên gia làm việc bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán (ảnh chụp màn hình Youtube/Gulf News).

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu virus corona của Trung Quốc

Giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm bắt nguồn từ thực tế là bệnh nhân số không (bệnh nhân đầu tiên) bị nhiễm virus corona chủng mới (thường gọi là Covid-19) tại thành phố Vũ Hán, cũng chính là nơi đặt trụ sở Viện Virus học Vũ Hán, nơi tiến sĩ Zhengli Shi thực hiện các nghiên cứu tăng cường chức năng cho virus SARS ở viện. 

Nghiên cứu tăng cường chức năng này nhằm tăng cường khả năng lây truyền hoặc tính lây lan của mầm bệnh.

 Chính quyền Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ cho một số loại nghiên cứu này vào năm 2014, và chỉ mới nối tiếp tài trợ vào năm 2017 với điều kiện “một quy trình đánh giá chu đáo” do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đưa ra phải được tuân thủ.

 Tiến sĩ Shi, còn được biết đến với cái tên “Người Dơi (Bat woman)” ở Trung Quốc vì nghiên cứu của bà về loại động vật có cánh này, đã lưu trữ những con dơi mang virus corona bên trong Viện Virus học Vũ Hán.

Những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này đã được đưa ra tranh luận trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào năm 2015, thảo luận về một loại virus chimeric – virus kết hợp từ nhiều loại virus thành phần, lấy theo tên con quái vật đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp – được phát hiện sẽ lây nhiễm cho con người sau khi được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền giữa dơi móng ngựa ở Trung Quốc và virus SARS. Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà virus học quốc tế, trong đó bao gồm bà Shi. 

“Nếu virus này thoát ra, không ai có thể đoán được diễn biến tiếp theo của nó”, Simon Wain-Hobson, một nhà virus học tại Viện Pasteur ở Paris, nói với Nature vào thời điểm đó.

Mặc dù không chắc chắn liệu virus chimeric có được lưu trữ trong phòng thí nghiệm của bà Shi ở Vũ Hán hay không, nhưng vụ việc đã nêu bật những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này. Tạp chí “Nature” gần đây đã công bố một tuyên bố miễn trừ trách nhiệm, cho rằng không có bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân của đại dịch hiện nay.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trên chương trình Larry O’Connor Show vào ngày 23/4 rằng Mỹ liên tục đánh giá các cơ sở nghiên cứu virus có nguy cơ cao trên khắp thế giới để đảm bảo các biện pháp an toàn được thực hiện đầy đủ. 

 “Có rất nhiều các phòng thí nghiệm loại này bên trong Trung Quốc, và chúng tôi lo ngại rằng họ không có đủ kỹ năng, thực lực, quy trình và giao thức cần thiết bảo vệ thế giới khỏi nguy cơ rò rỉ virus,” ông Pompeo nói.

Phòng thí nghiệm P4 (L) tại Viện Virus học Vũ Hán (ảnh chụp màn hình Youtube/Sky News).

Cáo buộc động vật phòng thí nghiệm được tuồn ra chợ

Một giả thuyết cho rằng bằng cách nào đó, Covid-19 bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có khả năng lây bệnh từ người sang người đến từ những cá thể động vật nhiễm virus từ các phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm này từng bị cáo buộc bán động vật sau khi đã thí nghiệm ra chợ. 

Các chuyên gia được tờ The Epoch Times phỏng vấn đã bày tỏ mối quan ngại về hành động này, dựa theo các báo cáo về quy trình sai lệch trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc. Họ e rằng đây có thể là một kênh lây nhiễm virus ra môi trường bên ngoài.

Một trường hợp gần đây về hành vi sai lệch trong quy trình phòng thí nghiệm như vậy đã được Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Trung báo cáo như sau

Ning Li, một giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 2 vì bán trái phép động vật dùng trong phòng thí nghiệm Vũ Hán của ông ta ra ngoài. 

 

Trong số 3,7 triệu nhân dân tệ (522.000 USD) ông Li kiếm được, hơn 1 triệu nhân dân tệ (141.000 USD) là từ việc bán động vật hoặc sữa được dùng trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả lợn và bò.

Sean Lin, từng là nhà nghiên cứu về virus của Quân đội Hoa Kỳ, cho biết rất khó để đưa những tội ác như vậy ra công lý tại Trung Quốc.

 “Ngay cả khi mọi người muốn tố cáo một số nhân viên hoặc các lãnh đạo viện đã bán động vật thí nghiệm ra chợ, tiếng nói của họ có thể dễ dàng bị dập tắt bởi lãnh đạo viện để bảo vệ thanh danh,” ông nói.

Wendy Rogers, một chuyên gia người Úc về lĩnh vực đạo đức trong thực hành sinh học, đứng trong Top 10 “Nhân vật có ảnh hưởng khoa học năm 2019”, cho biết qua email rằng, một môi trường như vậy sẽ khuyến khích các hành vi trái phép trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc 

“Có một sự dung túng tràn lan đối với các hành vi trái phép ở Trung Quốc, khuyến khích người dân ‘linh hoạt’ với các hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp nếu có thể, đặc biệt nếu làm vậy có thể giúp kiếm thêm thu nhập,” ông Rogers nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới