Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnTàu Mỹ lại “quá cảnh”, Malaysia tự tin

Tàu Mỹ lại “quá cảnh”, Malaysia tự tin

Cho chiến hạm “quá cảnh” biển Đông liên tục trong thời gian ngắn, hẳn Mỹ muốn thể hiện cụ thể sự bênh vực Malaysia trên biển Đông. Washington còn công khai hỗ trợ Kuala Lumpurtăng cường khả năng kiểm soát trên biển thông qua viện trợ 12 hệ thống ScanEagle UAS, giúp chuyển đổi một số máy bay vận tải quân sự thành máy bay tuần thám trên biển.

Tàu khu trục Wayne E. Meyer của Mỹ một lần tuần tra trên biển Đông

Ngày 29/ 4, hai chiến hạm USS Bunker Hill và USS Barry của Mỹ đã hiện diện trên biển Đông, khu vực gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sự kiện gây nên một cuộc khẩu chiến căng thẳng giữa TQ và Mỹ.

Chưa dừng lại, ngày 30/4, một ngày sau hiện diện của chiến hạm Buker Hill, Mỹ còn điều hai máy bay ném bóm B-1B lợn lờ trên khu vực Biển Đông, tiếp nối tàu USS America mang theo máy bay F-35s của Hải quân Mỹ nước này đã đi qua Biển Đông để thực hiện các các chiến dịch bay.

TQ nổi nóng, tố cáo Mỹ là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông. Trong khi đó, Mỹ, cậy thế siêu cường số một khẳng định: đây chỉ là hoạt động bình thường nhằm bảo đảm tự do hàng hải quốc tế trên biển và theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước LHQ về Luật biển 1982 mà TQ là một thành viên tham gia (UNCLOS) cho phép tàu thuyền nước ngoài qua lại tự do ở vùng biển này, Bắc Kinh chẳng có lý do gì mà ngăn cản, la lối; càng không có quyền thiết lập một đặc quyền riêng biệt. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, thậm chí, còn nói với báo giới tại Lầu Năm Góc rằng “chúng tôi sẽ theo dõi cách hành xử hung hăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Biển Đông, từ việc đe dọa một tàu hải quân PLP đến việc đánh chìm một tàu cá của VN và hăm dọa các nước khác tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí ở ngoài khơi”.

Tự do hàng hải – Mỹ cho mình có quyền thế. Nhưng trường hợp hiện diện trên của tàu chiến Mỹ, theo nhiều nhà nghiên cứu, là nhằm dằn mặt TQ cho đội tàu hộ tống tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 quấy nhiễu hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Malaysia Petronas, như đã từng làm với VN năm 2019 tại khu vực bãi Tư Chính.

Nhận định này phù hợp thực tế, bởi trước đó, khi xảy ra vụ tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá của ngư dân VN ngày 2/4, Mỹ đã lớn tiếng yêu cầu TQ ngừng các hành động “bắt nạt” các nước láng giềng.

Trong thời điểm đang rối tung lên chống đỡ dịch Covid-19, ngỡ Mỹ cũng chỉ dằn mặt TQ đến thế. Nhưng không. Một cường quốc số 1 như Mỹ không dễ để TQ lợi dụng dịch Covid-19 giành lợi thế. Ngày 8/5, trang tin của Viện Hải quân Mỹ (USNI) đưa tin, chiến hạm USS Montgomery (LCS-8) và tàu vận tải USNS Cesar Chavez (T-AKE-14) đã hiện diện gần khu vực giàn khoan của tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas, để tiến hành hoạt động mà Mỹ gọi là “bảo vệ tự do hàng hải và an ninh trên biển”.

Ngày 9/5, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ – Đô đốc John Aquilino – còn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của Hải quân Mỹ nhằm thể hiện “cam kết của Mỹ về việc duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở biển Đông”; “ TQ cần chấm dứt các hành động bắt nạt các quốc gia Đông Nam Á, ngăn cản các nước này khai thác dầu khí và hải sản”; và rằng: “Hàng triệu người trong khu vực phải phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên này để kiếm kế sinh nhai”.

Cùng với sự hiện diện, cho chiến hạm “quá cảnh” biển Đông 2 lần liên tiếp trong thời gian ngắn nhằm bênh vực Malaysia trên biển Đông, Mỹ còn công khai hỗ trợ nước này tăng cường khả năng kiểm soát trên biển với việc viện trợ 12 hệ thống ScanEagle UAS, giúp chuyển đổi một số máy bay vận tải quân sự thành máy bay tuần thám trên biển.

Có lẽ, do vậy, phản ứng trên thực địa của Kuala Lumpur đối với việc bị Bắc Kinh liên tục gây hấn, quấy nhiễu hoạt động dầu khí gần đây mạnh mẽ, sắc nét hơn.

Không thế mà Malaysia đã cho cả tàu của Hải quân và tàu thực thi pháp luật liên tục tuần tra khu vực mà tàu Hải dương 8 của TQ đang thực hiện cái gọi là “khảo sát địa chất” gần khu vực tàu West Capella của nước này đang thực hiện hoạt động dầu khí ?

 

RELATED ARTICLES

Tin mới