Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnDùng tư tưởng Mao, Bắc Kinh lợi dụng ‘đại dịch’ để buộc...

Dùng tư tưởng Mao, Bắc Kinh lợi dụng ‘đại dịch’ để buộc phương Tây ‘quỳ gối’

Cây viết Joseph Bosco trên Taipei Times hôm 30/4 có bài bình luận nêu ra mối liên hệ giữa tư tưởng Mao Trạch Đông và cách phản ứng của chính quyền Trung Quốc đương thời với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Theo Bosco, dựa trên tư tưởng Mao, Bắc Kinh nhìn thấy ở đại dịch một cơ hội tấn công phương Tây hiệu quả hơn cả vũ khí hạt nhân.

Trong một bài phát biểu năm 1957, lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông đã đưa ra một tuyên bố khiến người ta phải giật mình: “Tôi không sợ chiến tranh hạt nhân. Có 2,7 tỷ người trên thế giới này, không có vấn đề gì nếu một số người bị giết chết. Trung Quốc có 600 triệu dân, ngay cả khi một nửa bị chết thì vẫn còn 300 triệu người”.

Trước đó 3 năm, Mao nói với Thủ tướng Ấn Độ rằng “Nếu điều tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ xảy đến, khi một nửa nhân loại bị giết chết, thì một nửa còn lại sẽ được sống trong một thế giới mà chủ nghĩa đế quốc đã bị đánh đổ và tất cả các nước đều theo chủ nghĩa xã hội”.

Sự hiếu chiến và tham vọng của Mao chắc chắn có liên quan tới những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Cây viết Bosco cho rằng, sở dĩ có mối liên hệ là vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người chủ xướng việc hồi sinh tư tưởng Mao.

Theo cây viết cho Taipei Times, dưới thời Mao, khoảng một triệu binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng khi họ được lệnh tham gia cuộc chiến Triều Tiên, Mao cũng đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công và chiếm đóng Tây Tạng, Tân Cương, phát động cuộc cách mạng văn hóa và phong trào đại nhảy vọt khiến 50 triệu người chết, đồng thời đứng đằng sau các cuộc chiến “giải phóng dân tộc” ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh; cũng như hậu thuẫn hàng loạt các cuộc đàn áp đẫm máu khác.

Tôn trọng sinh mạng và tỏ lòng thương xót trước nỗi đau của con người chưa bao giờ là thuộc tính của chủ nghĩa cộng sản, cho dù đó là Liên Xô hay Trung Quốc, ông Bosco đánh giá.

Thừa kế tư tưởng Mao, các chính quyền Trung Quốc sau này đã thực hiện hàng loạt các cuộc đàn áp dân chủ, nhân quyền như hủy hoại văn hóa của người Tây Tạng, đẩy người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào các trại cải tạo để tẩy não, thực hiện một tội ác chưa từng có trong lịch sử loài người – mổ cướp nội tạng, quân sự hóa và gia tăng khiêu khích ở Biển Đông; gây hấn trên biển Hoa Đông và đe dọa Đài Loan, ông Bosco, người từng là trợ lý cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã liệt kê như vậy.

Ông Bosco cho biết thêm, các chuyên gia về Trung Quốc và an ninh quốc gia ở Mỹ đang tranh luận về nguồn gốc của virus Vũ Hán, một số cho rằng virus này là sản phẩm nhân tạo. Trong khi đó, một số khác đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng hơn, đó là, rất có thể chính quyền Trung Quốc chủ đích phát tán virus hoặc hữu ý xây dựng một phương án chống dịch mà qua đó có thể dùng để tấn công phương Tây. Ở đây có thể thấy Bắc Kinh đã triệt để vận dụng tư tưởng Mao, rằng nếu cùng chịu thiệt hại từ dịch bệnh thì phương Tây chắc chắn sẽ thiệt hại nặng nề hơn, và như thế thì cuối cùng chính quyền Trung Quốc là bên “hưởng lợi”.

Cây viết cũng là thành viên của Viện nghiên cứu Mỹ-Đài đặt giả thuyết, chính quyền Trung Quốc có thể ban đầu do yếu kém trong quản lý nên để dịch bệnh bùng phát, nhưng sau đó nhận thấy dịch bệnh có thể dùng làm vũ khí để tấn công phương Tây nên họ không ngần ngại lợi dụng tình huống đại dịch khủng khiếp này.

Cây viết cho một tờ báo của Đài Loan khẳng định, cho dù virus Vũ Hán được phát tán một cách có chủ đích hay vô tình, thì ông Tập đã nhìn thấy một cơ hội mà Mao vẫn mơ tưởng, đó là làm thế nào để phương Tây phải quỳ gối trước Trung Quốc, bất chấp cả việc phải dùng tới “vũ khí hạt nhân”, bất chấp cả việc một thành phố hoặc một nửa số dân số Trung Quốc bị thiệt mạng khi theo đuổi kế hoạch dã man này.

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Bắc Kinh lại có động cơ thực hiện một kế hoạch tàn nhẫn đến như vậy, ông Bosco nêu câu hỏi và tự trả lời bằng những lý giải sau.

Thứ nhất, Bắc Kinh tức tối vì vào năm ngoái họ đã phải lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, nền kinh tế mà họ tự hào đã suy thoái nghiêm trọng khi chính quyền Trump liên tục tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thứ hai, ông Trump đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải cải tổ nền kinh tế với những thay đổi mạnh mẽ hơn theo chiều tích cực. Nếu đáp ứng yêu cầu này, Bắc Kinh buộc phải cải tổ triệt để hệ thống chính trị. Ông Tập rõ ràng không cảm thấy vui với áp lực chưa từng có này, hẳn là nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã hi vọng có một cách nào đó có thể đảo ngược được tình thế.

Dù là tình cờ hay được sắp đặt, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm rung chuyển đến phần cốt lõi nhất và chặn lại những quan điểm ủng hộ Hoa Kỳ, ông Bosco nêu nhận định.

Trong tháng Một, khi nCoV đã lây lan ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc vẫn cho phép 100 ngàn người tập trung tại một bữa tiệc mừng năm mới. Và thế là, trong vòng hai tuần sau đó, họ đã phải đối mặt với tốc độ lây lan bệnh dịch khủng khiếp. Mặc dù vậy chính quyền Trung Quốc vẫn chưa cho dừng các chuyến bay từ Vũ Hán tới phần còn lại của thế giới, khiến mầm bệnh lan truyền khắp nơi.

Để đối phó, chính phủ đã cho phong tỏa toàn bộ thành phố, thậm chí dùng đóng đinh và hàn sắt để khóa chặt cư dân ở trong nhà của họ.

Du lịch hàng không giữa Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc đột ngột bị cắt để ngăn virus, nhưng các chuyến bay giữa Vũ Hán và phần còn lại của thế giới lại vẫn được phép tiếp tục để lan truyền virus ra nước ngoài. Lúc đó Bắc Kinh và WHO phản đối các hạn chế du lịch của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.

Theo ông Bosco, có thể nhìn thấy một sự thật phũ phàng là Bắc Kinh đã cho phép dịch bệnh bùng phát và lan ra chủ yếu ở Vũ Hán và các địa phương khác của tỉnh Hồ Bắc, nhưng lại tạo điều kiện cho nó lan rộng ra thế giới.

Kết quả là, tính tới ngày 11/5, đã có hơn 280.000 người mất mạng, các nền kinh tế phương Tây bị tàn phá, các chính phủ tê liệt và quân đội suy yếu.

Ông Bosco cho rằng, Mao chắc sẽ tự hào về ‘quả ngọt’ tình cờ của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đối với chính quyền Trung Quốc, lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đã đạt được mục tiêu mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân.

Ông Tập, người thừa kế ý thức hệ của Mao, có thể sẽ tin rằng đại dịch đã làm cho sức ép từ phương Tây đối với Bắc Kinh suy giảm đáng kể nên có lý do để Trung Quốc không phải tuân thủ các thỏa thuận thương mại với Mỹ và đồng thời lại có thể gia tăng sức ép mạnh mẽ đối với Đài Loan, Hồng Kông, tung tác hơn nữa trên biển Đông cũng như biển Hoa Đông, ông Bosco, đưa ra đánh giá trong bài viết của mình.

Cuối bài viết của mình, ông Bosco đưa ra những khuyến nghị mà Tổng thống Trump nên thực hiện để “chừng trị” chính quyền Trung Quốc về những hệ lụy mà ĐCSTQ đã gây ra cho nhân loại. Đó là:

Tổng thống Trump cần hành động nhiều hơn để ông Tập phải từ bỏ suy nghĩ này. Ông Trump nên nhớ lại rằng ông đã buộc được Trung Quốc và Triều Tiên lùi bước như thế nào khi chính quyền của ông gia tăng áp lực đối với họ.

Bắc Kinh đã đổ thêm dầu vào đám cháy đại dịch mà họ đã tạo ra cho nhân loại với những thiệt hại chưa thể thống kê được cho tới nay. Vì thế chính phủ Hoa Kỳ cần dùng các công cụ ngoại giao, năng lực tài chính cũng như luật pháp để buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với những việc mà họ đã làm.

Người dân Trung Quốc, nạn nhân chính của sự tàn nhẫn và năng lực quản trị yếu kém của Bắc Kinh, có thể sẽ hỗ trợ hiệu quả các nỗ lực của Hoa Kỳ nếu họ được phương Tây cung cấp sự thật mà chính quyền của họ che đậy.

Ông Trump nên nắm lấy cơ hội này để khiến Bắc Kinh phải thay đổi. Dù có được tiếp tục nắm giữ vai trò tổng thống hay không, nếu làm được việc này, ông sẽ vẫn trở thành một anh hùng trong lịch sử nước Mỹ và thế giới, giống như cựu Tổng thống Ronald Reagan, người luôn mãi được ca ngợi vì có thể khiến Liên Xô sụp đổ bằng những biện pháp hòa bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới