Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNgụy biện kiểu TQ: Bắc Kinh buộc phải chiếm Biển Đông để...

Ngụy biện kiểu TQ: Bắc Kinh buộc phải chiếm Biển Đông để đảm bảo sinh tồn

Để hạn chế bị người dân trong nước và cộng đồng quốc tế chỉ trích về những hành vi trái phép trên Biển Đông, giới học giả và viện nghiên cứu của Trung Quốc đã tích cực đưa ra các nghiên cứu, viện dẫn “đổ lỗi” cho những yếu tố khách quan, buộc Trung Quốc phải có những hành động phi pháp trong khu vực.

Theo giới học giả Bắc Kinh, Trung Quốc là một nước lớn có cả biển và đất liền, có hơn 18.000 km bờ biển và hơn 6.000 đảo, song do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, lâu nay quyền lực trên đất liền tương đối mạnh, quyền lực trên biển tương đối yếu thế. Xét về góc độ chiến lược, chiến lược biển của Trung Quốc luôn ở trong tình cảnh tương đối bị động. Xét từ góc độ lịch sử, biển vừa mang lại sự giàu có và vinh quang, vừa mang đến tai họa và sỉ nhục cho người Trung Quốc, còn xét từ hiện thực và tương lai thì đầy rẫy cơ hội và thách thức.

70 năm qua, Trung Quốc luôn dốc sức thay đổi cục diện lạc hậu bế quan tỏa cảng, không coi trọng biển trước đây, cũng đã đạt được những thành tựu khiến người khác ngưỡng mộ, song do hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các vấn đề liên quan đến biển, Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi tình thế bế tắc về chiến lược. Xét địa vị thực lực khách quan, Trung Quốc nên là một nước lớn về biển, song lại là một nước nhỏ về quyền lực trên biển, ít có quyền phát ngôn đối với các vấn đề về biển. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích trên biển (bao gồm lãnh thổ biển) liên tục xảy ra tranh chấp, bất cứ nước nào dường như cũng đều dám bắt nạt, thách thức Trung Quốc, Trung Quốc dường như luôn rơi vào trạng thái đối phó bị động, phòng ngự tiêu cực. Sự hình thành tình thế khó xử này chủ yếu có nhân tố khách quan bên ngoài và nguyên nhân chủ quan bên trong.

Xét nhân tố khách quan bên ngoài, chủ yếu có ba điểm: (1) Môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc rất xấu. So với các nước lớn trên thế giới hiện nay, môi trường địa chính trị biển của Mỹ tốt nhất, nó không gặp bất cứ trở ngại nào, tiếp giáp với ba đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương), các tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng thông suốt; thứ hai là Nga, tiếp giáp với hai đại dương (Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương); môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc xấu nhất, chỉ tiếp giáp với một đại dương (Thái Bình Dương), hơn nữa trên các tuyến đường chiến lược hướng ra đại dương bị ngăn trở bởi nhiều quốc gia và khu vực có chế độ chính trị và ý thức hệ khác nhau, tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng chật hẹp, dễ bị nước khác kiềm chế. Xét từ góc độ nào đó, với mặt hướng ra biển nhỏ hẹp như vậy, có thể nói Trung Quốc “có biển mà không có đại dương”. (2) Còn nhiều vấn đề tàn dư của lịch sử, mâu thuẫn liên quan tới nhiều mặt. Đài Loan vẫn nằm ở nước ngoài, trở thành khiếm khuyết của quyền lực trên biển phía Đông Trung Quốc; ở Đông Hải (Biển Hoa Đông), Trung Quốc còn có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản; ở Hoàng Hải tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá ngầm Socotra; ở Nam Hải (Biển Đông) tranh chấp cáo đảo với nhiều quốc gia; hơn nữa, tranh chấp về các đảo san hô này ngày càng có xu thế gay gắt. (3) Sức ép của hệ thống quốc tế do sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại. Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế gần 30 năm qua, nó có những ảnh hưởng to lớn tới cục diện và trật tự quốc tế, song cũng khó tránh khỏi đứng trước sức ép lớn của hệ thống quốc tế. Đặc biệt là những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhịp độ trỗi dậy của Trung Quốc đã bị “đẩy nhanh” nên dẫn tới sức ép của hệ thống quốc tế cũng tăng lên chưa từng có. Hiện sức ép lớn nhất đối với Trung Quốc là đến từ Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bá quyền đơn cực Mỹ suy yếu nhanh, mặc dù Mỹ vẫn có ảnh hưởng và kiểm soát lớn ở châu Á, song cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ở châu Á, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc về lợi ích hiện thực, địa chính trị và tranh giành quyền chủ đạo khu vực cũng trở nên gay gắt hơn, việc Mỹ đẩy mạnh mức độ kiềm chế đối với Trung Quốc đã hình thành sự phối hợp công khai với kiểu “dựa vào Mỹ kiềm chế Trung Quốc” của các nước xung quanh. “Chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai” được Mỹ dày công xây dựng nhằm vào Trung Quốc hơn 60 năm trước lại phát huy tác dụng, các nước đồng minh của Mỹ trong chuỗi đảo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Singapore… tự nhiên được đẩy lên tuyến đầu. Không chỉ có vậy, một số trong những quốc gia này lại có tranh chấp quyền và lợi ích biển hoặc có xung đột lợi ích về biển với Trung Quốc, điều này đã tạo những cơ hội quý báu để Mỹ “gây hấn có định hướng” các chuỗi đảo, và tín hiệu trực tiếp của việc “gây hấn có định hướng” chính là “chiến dịch chuyển về phía Đông” và “quay trở lại châu Á” mà Mỹ cao giọng nhấn mạnh. Vì vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ lần này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng nhất khiến các vấn để biển xung quanh Trung Quốc hiện liên tiếp xảy ra.

Về nhân tố chủ quan bên trong, chủ yếu có hai điểm: (1) Nhận thức tổng thể về biển của Trung Quốc tương đối kém, quan niệm về quyền lực trên biển mờ nhạt. Do chịu ảnh hưởng của văn hóa quyền lực trên đất liền truyền thống, cộng với đóng cửa đất nước hàng trăm năm, người dân Trung Quốc vẫn khá xa lạ đối với biển, thiếu “tình cảm mãnh liệt” cần có. Người dân Trung Quốc có tình cảm rất sâu đậm đối với đất đai trên đất liền mà tổ tiên đã phải dùng mồ hôi và sinh mệnh để khai khẩn, ý thức gìn giữ đất đai vô cùng mạnh mẽ, song thiếu sự quan tâm đúng mức với lãnh thổ biển, quyền và lợi ích biển, thiếu “cảm giác đau khổ” cần có đối với phần lãnh thổ biển bị mất và quyền lợi biển bị xâm phạm. Ví dụ, trong cuộc điều tra năm 2010 của Cục Hải dương Quốc gia có một câu hỏi như sau: “Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, hơn nữa duy trì mối quan hệ hòa thuận với các nước láng giềng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra  môi trường bên ngoài tốt đẹp để phát triển kinh tế, vì vậy, việc tranh giành một số đảo nhỏ ở xa, không có người ở, khai thác gặp nhiều khó khăn không có mấy ý nghĩa”. Trên 60% số người được hỏi giữ thái độ trung lập và ủng hộ đối với vấn đề này, cho thấy ý thức bảo vệ của mọi người đối với lãnh thổ biển hết sức mờ nhạt. Ngoài ra, trong số những người được hỏi, chỉ có 10,7% biết đất nước có vùng biển quản lý rộng khoảng 3 triệu km2; 13% biết tổng chiều dài bờ biển; chỉ có 10,5% biến có trên 6500 đảo trên 500 m2; lần lượt có 5,4%, 4% và 4,2% hiểu chính xác các khái niệm như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phần lớn mọi người đều không hiểu nhiều về “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển”; chỉ có 16,7% biết rõ biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất. Trong ý thức của nhiều người Trung Quốc, biển cách chúng ta rất xa, Tam Á ở Hải Nam đã là “chân trời góc biển”, thật không ngờ chúng ta còn có bãi ngầm Tăng Mẫu ở xa hơn. Sự mờ nhạt về ý thức biển dẫn tới việc xem nhẹ đối với quyền lực trên biển; sự xem nhẹ đối với quyền lực trên biển lại làm Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực trên biển lại làm cho Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực kiểm soát đối với biển (ví dụ xây dựng hải quân, thành lập cơ quan quản lý giám sát biển), và đây chính là điều chí mạng. (2) Chưa nắm bắt tốt một số thời cơ chiến lược. Do thiếu chiến lược lớn về biển có hệ thống, cộng thêm tư tưởng coi trọng quyền lực trên đất liền làm cho Trung Quốc đánh mất một số thời cơ chiến lược nào đó trong việc giành được và bảo vệ quyền và lợi ích biển, điều này lại làm cho tình cảnh khó khăn ở biển của Trung Quốc hiện nay thêm trầm trọng. Ví dụ, trong vấn đề đảo Điếu Ngư ở Đông Hải, Trung Quốc từng có cơ hội lợi dụng sự chủ động chiến lược và ưu thế hình thành nhân chuyến thăm bí mật của Nixon tới Trung Quốc năm 1972, dựa vào việc nhà cầm quyền Nhật Bản năm đó muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để đưa ra đúng lúc vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, vì sự hữu nghị lâu dài của nhân dân Trung – Nhật, Trung Quốc đã chủ động từ bỏ khoản bồi thường sau chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản, do đó năm 1972 đã trở thành cơ hội tuyệt vời để giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Trong vấn đề đảo san hô ở Nam Sa (Trường Sa), Trung Quốc cũng có 3 cơ hội giải quyết vấn đề này với Việt Nam. Ba thời cơ này lần lượt là vào năm 1974, 1979 và 1988. Thời cơ đầu tiên là nhân uy lực còn lại của chiến thắng ở Tây Sa (Hoàng Sa) tiến về phía Nam giành lại các bãi đá san hô ở Nam Sa; thời cơ thứ hai có thể lợi dụng cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1979, thu hồi Nam Sa; thời cơ thứ ba là nên mở rộng đúng lúc thành quả chiến đấu của cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, đánh vào sự khiêu khích kiêu ngạo của Việt Nam, thu lại nhiều đảo san hô bị xâm chiếm. Trong khu vực các đảo san hô có tranh chấp, quyền kiểm soát thực tế có ý nghĩa hiện thực hết sức to lớn, nó có thể đảm bảo cho các cuộc đàm phán của đất nước. Song do hàng loạt nguyên nhân, Trung Quốc chưa nắm được những thời cơ do chiến lược tốt có thể giải quyết tình thế bế tắc ở biển.

Trước những “khó khăn và thách thức trên”, giới học giả Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh cần “rút kinh nghiệm của lịch sử, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của biển, phá vỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan ở biển bấy lâu nay”.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của người dân đối với biển, nỗ lực phát huy vai trò của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Nhìn chung, nhận thức của người dân Trung Quốc về biển tương đối thấp, trình độ nói chung cần được nâng lên, mức độ hiểu biết của phần đông người dân đối với biển khá thấp, thiếu nhận thức cơ bản đối với khoa học biển, điều này không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu thực thi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc cần phải tăng cường xây dựng văn hóa biển, phổ biến rộng rãi kiến thức về biển, nâng cao “tình cảm mãnh liệt” của người dân với biển.

Thứ hai, vạch ra chiến lược lớn về biển phù hợp với tình hình đất nước, khiến Trung Quốc trong tương lai có phương hướng chiến lược đúng đắn rõ ràng đối với việc khai thác sử dụng biển.

Cuối cùng, duy trì và tăng cường quyền lực trên biển, tăng cường sức cạnh tranh trên biển. Xây dựng hải quân là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong sự cấu thành quyền lực trên biển. Từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập đến nay, lực lượng hải quân đã giành được những thành tựu rất lớn, song vẫn chưa thật tương xứng với địa vị nước lớn về biển của Trung Quốc, vẫn còn khoảng cách lớn so với cường quốc hải quân số 1 thế giới. Đối với Trung Quốc, việc phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh có hai ý nghĩa: Một là chọc thủng vòng vây chuỗi đảo, giành được tuyến đường chiến lược ở biển xa, là bộ phận cấu thành quan trọng tạo thành “vòng cung an ninh Đông Á”; hai là hình thành khả năng răn đe lớn, “khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”, bảo vệ hòa bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì lý do đó, về mặt tư tưởng chiến lược, Trung Quốc phải thay đổi sách lược phòng ngự tiêu cực ở biển gần, xây dựng hải quân thành lực lượng có khả năng hoạt động ở biển xa.

Nhìn chung, đây là những nhận định chủ quan, phiến diện của giới học giả Trung Quốc nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế. Để đạt được âm mưu độc chiếm toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Bằng chứng rõ ràng nhất là hoạt động phi pháp của Trung Quốc thời gian gần đây trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia.

RELATED ARTICLES

Tin mới