Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ: Từ chiếm quần đảo Hoàng Sa đến chiếm đất dọc đường...

TQ: Từ chiếm quần đảo Hoàng Sa đến chiếm đất dọc đường Hoàng Sa

Năm 1954, Hiệp định Geneve khiến Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam. Đất và biển từ vĩ tuyến 17 trở về Nam cho chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1972, Trung Quốc còn ngại Mỹ nhưng sau khi đạt được thỏa thuận với Mỹ, năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết hại dã man binh lính Việt Nam cộng hòa đang đóng giữ tại đây.

Khi Việt Nam thống nhất, Trung Quốc không hề e ngại việc hai nước là “anh em”, cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đã dần dần từng bước chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa cũng bằng thủ đoạn sử dụng vũ lực, giết hại những chiến sĩ Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Trên đất liền, Trung Quốc gây ra nạn kiều (đưa Hoa kiều về nước), làm rối loạn xã hội Việt Nam, gây chiến tranh biên giới hủy diệt các làng bản, thị xã, thành phố ở các tỉnh sát biên giới Việt – Trung, sau đó chiếm giữ một số vùng đất, điểm cao vốn thuộc về Việt Nam trước đó.

Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã đạt được thỏa thuận về biên giới trên bộ và phân chia Vịnh Bắc Bộ. Song cơn khát thèm đất và biển đảo Việt Nam của Trung Quốc chưa bao giờ lắng xuống, luôn luôn mãnh liệt với những âm mưu và thủ đoạn mới.

Lợi dụng quan hệ kinh tế và nhiều cá nhân, tổ chức vào Việt Nam để làm ăn, đầu tư; Trung Quốc đã đưa nhiều người người dân vào Việt Nam bất hợp pháp bằng con đường du lịch rồi ở lại làm trong các cơ sở kinh doanh do người Trung Quốc làm chủ.

Thâm độc hơn, họ còn lợi dụng một số người Việt Nam, đặc biệt là người Việt gốc Hoa để mở công ty, mua bán hoặc góp vốn bằng bất động sản để xây dựng nhà máy, các cơ sở kinh doanh du lịch. Họ cũng chọn những nơi kinh doanh thuận lợi và có vị trí chiến lược lâu dài dọc bờ Biển Đông.

Ngày 18/5/2020, báo giới Việt Nam đưa tin: “Bộ Quốc phòng khẳng định việc cử tri và dư luận xã hội đang lo ngại về việc cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là có cơ sở”.

Đặc biệt, doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu các lô đất có vị trị trọng yếu về quốc phòng an ninh ở Đà Nẵng, dọc theo các đô thị ven biển, ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa…

Trên biển, Trung Quốc đã chiếm hết quần đảo Hoàng Sa. Trên đất liền, Trung Quốc lại đang tìm cách thôn tính các lô đất dọc đường Hoàng Sa. Việt Nam cần cảnh giác trước âm mưu thâm độc của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới