Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐàm luậnChiến thuật “bên miệng hố chiến tranh” của Tập Cận Bình

Chiến thuật “bên miệng hố chiến tranh” của Tập Cận Bình

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc kể từ năm 2012. Chủ tịch Tập là Hoàng tử đỏ. Cha của ông là Tập Trọng Huân, thuộc thế hệ đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Huân cùng thời với Mao Trạch Đông.



Những thế hệ lãnh đạo trước đây đã khởi xướng công cuộc cải tổ chính trị và mở cửa đất nước Trung Hoa vĩ đại. Từ đó kinh tế phát triển ngoạn mục – đó là hai ưu tiên trong đường lối của họ. “Sang thời Tập Cận Bình, các thứ tự của ưu tiên có phần bị đảo ngược. Dưới thời Tập, ý thức hệ và chính trị trở lại là ưu tiên hàng đầu. Đó là những gì mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay”. – Tiến sĩ Michael Clarke, chuyên viên nghiên cứu về an ninh quốc gia tại đại học ANU, nhận xét.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 gây nên biết bao đại họa cho cả thế giới, nhưng đó lại là cơ hội để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng Giấc mơ Trung Hoa. Thậm chí trước khi xảy ra dịch Covid -19, thế giới đã nhìn thấy Trung Quốc tranh thủ tạo ảnh hưởng trên mặt trận ngoại giao để đạt đến mục đích đó.
Theo Giáo sư Bates Gill, chuyên nghiên cứu về Nền an ninh châu Á-Thái Bình Dương: “2020 sẽ là một năm rất đặc biệt. Kể từ khi lên nắm quyền, cuộc khủng hoảng hiện nay là thử thách lớn nhất mà Tập Cận Bình phải đối đầu. Tôi nghĩ là ông ta vẫn đang đi tìm câu trả lời.”
Chưa biết được kết quả chắc chắn, nhưng Tập đã chuẩn bị kỹ cho một cuộc khủng hoảng vào năm 2020, khi đó chưa ai biết sẽ xảy ra đại dịch Covid-19. Đến hiện tại, người dân Trung Quốc vô cùng bức xúc và mất lòng tin vào giới cầm quyền Trung Quốc. Vi khuẩn corona càn quét như một cơn bão lớn khắp cả nước. Thế nhưng, nhiều câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời.

Một câu hỏi mịt mùng về bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông đã sớm cảnh báo về vi khuẩn corona, nhưng Bắc Kinh không muốn nghe những lời sự thật. Bác sĩ Lượng đã bị giam giữ và chính quyền tìm mọi cách để làm nhục ông. Thật đau xót, người tiên đoán vi khuẩn sẽ bùng phát, cuối cùng chính vi khuẩn này đã giết chết ông! Bác sĩ Lượng trở thành một vị thánh tử vì đạo đối với người dân Trung Quốc. Một điểm nổ của công chúng đối với chính quyền.
Đối phó với sự thật, Tập Cận Bình đã dùng công an trấn áp những tiếng nói trung thực bị coi là bất mãn (!). Đảng của ông Tập huy động toàn bộ hệ thống truyền thông nhằm đánh bóng đảng, đánh bóng chính quyền và đánh bóng lãnh tụ. Theo Giáo sư Gill, tất cả những thủ thuật tuyên truyền này không mới, nó chỉ nhằm mục đích tạo sự ủng hộ và niềm tin của người dân đối với Đảng độc quyền đang chứa đầy mâu thuẫn trong lòng.
Dân số của Trung Quốc hiện là 1, 4 tỉ, trong số đó có 90 triệu là đảng viên Cộng sản, phần lớn đảng viên thuộc gốc người Hán. Đây là thành phần quan trọng nhất. Họ cai trị đất nước. Nhưng họ phản ứng như thế nào đối với các cuộc khủng hoảng tùy thuộc vào người mà bạn đang nói chuyện. Đó là cái cách nói vậy mà không phải vậy, nói một đằng làm một nẻo. Bệnh cơ hội, cá nhân chủ nghĩa đã rất nặng.
Cấu trúc dân số của Trung Quốc cũng đang tạo ra một vấn đề trầm trọng. Chính sách mỗi gia đình chỉ đẻ một con lúc đầu là điều cần thiết, nhưng ngày nay dân số bị lão hóa nhanh chóng. Chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ thiếu lực lượng lao động và người già trở thành một gánh nặng quá lớn, chưa nói đến Trung Quốc hiện tại đang thiếu phụ nữ trầm trọng. Nhiều vùng nông thôn đang bị phá vỡ để biến thành các trung tâm tâm kỹ nghệ và bị đô thị hóa.
Ngoài ra các thành phần không phải đảng viên, các sắc dân không phải người Hán… không được đối xử bình đẳng. Những người đang biểu tình ở Hồng Kông hay những nhà tranh đấu ở Tân Cương và những người theo Phật giáo truyền thống Tibet… tất cả họ mang quốc tịch Trung Quốc. Tuy nhiên, họ không phải là thành phần chủ lực của Đảng. Ông Tập không quan tâm nhiều đến những những thành phần này. Đối với Tập, điều quan trọng nhất đối với ông trong lúc này là sự ủng hộ bên trong đảng.

Về ngoại giao, thái độ hiếu chiến, sẵn sàng đối đầu là những gì mà Bắc Kinh đã và đang làm. Vào tuần này, đại sứ mới của Trung Quốc tại Brazil viết cho tất cả các thành viên của quốc hội Brazil yêu cầu họ phớt lờ (ignore) Đài Loan. Ngay lập tức dư luận nước sở tại phản ứng dữ dội. “Tôi không nghĩ là ông đại sứ ngu dốt. Phải chăng ông ấy cố lấy điểm với ông chủ ở Bắc Kinh. Dĩ nhiên không phải tất cả các thành viên ở quốc hội Brazil đã nhận thông điệp giống nhau. Một số có thể sẽ trả lời riêng rằng: Lần tới nên thận trọng hơn…”- giáo sư Gill nói.

“Điều này này làm tôi nhớ lại thời Cách mạng văn hóa” – Tiến sĩ Clarke nói – “Vào thời điểm lúc này nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc trên toàn thế giới cố chứng tỏ sự trung thành bằng những thái độ quá khích của các Vệ binh đỏ. Cho nên câu hỏi trở thành: khán giả nào là quan trọng nhất? Theo tôi đó chính là thành phần ở Bắc Kinh”.

Đối với chính quyền Bắc Kinh, họ luôn xác định, mặt trận chính trị phải kiên trì, liên tục và không giới hạn. Phải vu cáo, bóp méo thông tin. Phải phô trương sức mạnh quân sự. Họ luôn luôn tính toán và thay đổi mức độ hiếu chiến trong lãnh vực ngoại giao. Đó là tận dụng tất cả cơ hội trong mọi thời điểm để mang lại lợi ích lớn nhất.

Theo Giáo sư Gill, đang có những dấu hiệu khắp nơi cho thấy là Bắc Kinh sẽ tiếp tục gây áp lực. “Tôi không loại trừ những khả năng có thể xảy ra những tình thế tương tự như những gì chúng ta nhìn thấy ở Hồng Kông, hay Trung Quốc tự cho mình quyền sở hữu ở Biển Đông. Đó là chiến thuật ‘bên miệng hố chiến tranh’ được Trung Quốc sử dụng liên tục trong suốt chiều dài lịch sử trong chính trị và ngoại giao – rất khó cho đối thủ đối phó”.

Trước COVID-19 tình hình thế giới đã căng thẳng. Đại dịch bùng phát và lan rộng càng làm cho tình hình thế giới căng thẳng hơn, cả về địa chính trị lẫn kinh tế.

Trung Quốc có tiền có tài nguyên, có đông dân số, có kỹ thuật. Trong lúc này Hoa Kỳ kiên quyết cắt đứt nối quan hệ về kinh tế với Trung Quốc, không chỉ về tài chính mà còn kỹ thuật. Sự cắt đứt như thế bất lợi Hoa Kỳ hay cho Trung Quốc? Thật khó có câu trả lời. Chúng ta phải khen ngợi Trung Quốc có những kế hoạch chuẩn bị lâu dài, nhưng những chuyện bất ngờ đã xảy ra ngoài dự đoán của họ, và chúng ta chờ đợi họ sẽ phản ứng như thế nào.

Theo các nhà bình luận, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy vài sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc vì sự suy thoái kinh tế, vì áp lực quốc tế và có thể vì những bất mãn trong đảng. Nhưng nó vẫn nằm trong chiến lược ‘lùi một bước để tiến hai bước’. Di sản của ông Tập có thực hiện được hay không tùy thuộc vào những bước tiến của ông trong những ngày tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới