Một cuộc xung đột đẫm máu đã xảy ra ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ vào hôm 15/6. Phía Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng, trong khi Trung Quốc không tiết lộ con số thương vong.
Hai ngày sau, ngày 17/6, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) thuộc kiểm soát của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), đã cấp cho Ấn Độ một khoản vay phòng chống dịch bệnh COVID-19 trị giá 750 triệu USD. Sau cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào hồi tháng trước, Ngân hàng này cũng từng cho Ấn Độ vay tiền.
Ngân hàng AIIB được thành lập tháng 6 năm 2015, với hơn 50 quốc gia tham dự. The Huffington Post đưa tin, giới quan sát nghi ngờ AIIB rất có thể là một con ngựa Thành Troia của Trung Quốc, mục đích là để kiềm chế các nước trong khu vực Châu Á có tranh chấp lãnh thổ với nước này và chống lại thế giới tự do.
Giới quan sát nhận định việc AIIB phê duyệt các khoản vay cho Ấn Độ lần này là một động thái đáng chú ý, liệu đây có phải là một hình thức “bồi thường”, hay một con ngựa Thành Troia nhằm phục vụ âm mưu sâu xa hơn của Trung Quốc? Đài truyền hình NTD đề cập đến nghi vấn rằng liệu đây có phải là một “hình thức bồi thường biến tướng”?
Chỉ hai ngày trước đó, một cuộc xung đột đẫm máu đã xảy ra tại biên giới Trung-Ấn, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa hai nước đang diễn ra căng thẳng.
Ngày 16/6, các quan chức Ấn Độ cho biết, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với các lực lượng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya. Ngoài 3 binh sĩ tử vong đã được công bố trước đó, 17 người còn lại thiệt mạng là do “ở trong môi trường dưới 0 độ C thời gian dài sau khi trọng thương”. Trung-Ấn cũng cho biết hai bên đã bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột.
Theo NTD, chính phủ và công chúng Ấn Độ vô cùng phẫn nộ, người dân đốt cờ Trung Quốc, các chính trị gia tuyên bố “trả thù”, ông Modi cũng tuyên bố rằng ông sẽ “không thỏa hiệp” về vấn đề chủ quyền” và “các binh sĩ sẽ không hy sinh vô ích.”
Truyền thông Ấn Độ trích dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, phía Trung Quốc có 43 binh sĩ bị thương và thiệt mạng trong cuộc xung đột. Nhưng phía quan chức Trung Quốc từ chối tiết lộ con số thương vong cụ thể. Hồ Tích Tiến, tổng biên tập “Thời báo Hoàn cầu” tuyên bố, điều này là để tránh kích động “cảm xúc của công chúng”.