Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTài liệu từ nước láng giềng của Ấn Độ: TQ "làm méo"...

Tài liệu từ nước láng giềng của Ấn Độ: TQ “làm méo” đường biên giới bằng cách “phù phép” các dòng sông

Các vấn đề ở vùng biên giới vẫn tiếp tục nóng lên do những bất đồng của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.

Hindustan Times dẫn một số tài liệu từ Bộ Nông nghiệp Nepal mới đây cho biết, một số dự án xây dựng đường xá quy mô lớn ở khu tự trị Tây Tạng đã khiến các dòng sông bị đổi dòng và “mở rộng” lãnh thổ của Trung Quốc về phía miền bắc Nepal.

Cũng theo tài liệu này, lãnh thổ của một số quận Nepal đã bị Trung Quốc chiếm giữ và Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục có thêm nhiều lãnh thổ hơn nếu các dòng sông vẫn bị thay đổi dòng chảy như hiện tại. Tài liệu cảnh báo rằng Nepal sẽ mất “hàng trăm héc-ta lãnh thổ” do sông đổi dòng.

“Có khả năng cao rằng sau một khoảng thời gian nữa, Trung Quốc sẽ xây dựng các Đồn Quan sát Lính Biên phòng tại những vùng lãnh thổ này,” tài liệu của Bộ Nông nghiệp Nepal viết.

Nepal có chung biên giới phía bắc với Trung Quốc, có 43 đồi và núi từ phía đông sang phía tây với vai trò là biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia. Hai nước cũng có 6 đồn biên giới, chủ yếu cho nhu cầu giao thương.

Theo nghiên cứu, 11 dòng sông đổi dòng đã khiến Nepal “hụt” mất 36 héc-ta đất, trải dài 4 quận Humla, Rasuwa, Sindhupalchowk và Sankhuwasabha của Nepal.

Việc Trung Quốc chiếm 36 héc-ta lãnh thổ đã được thông báo cho chính phủ của ông KP Sharma Oli vào năm ngoái.

Đã có một số cuộc biểu tình nổ ra vì vấn đề này nhưng ông Oli vẫn chưa có động thái rõ rệt với phía Trung Quốc để phản hồi lại những lo ngại của người dân.

Mới đây, các hình ảnh vệ tinh do NDTV (Ấn Độ) nhận được cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) đã cho hơn 200 xe các loại, máy ủi và thiết bị đào xúc đất vào vùng Galwan trước khi vụ xô xát gây chết người xảy ra khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ tử vong.

Ngoài sự di chuyển và thay đổi địa bàn hoạt động, các bức hình từ ngày 9/6 tới ngày 16/6 còn cho thấy Trung Quốc đã tìm cách làm cản trở, thậm chí chặn dòng chảy của sông Galwan.

Dựa trên báo cáo của Nepal, có thể thấy rằng có khả năng cao Trung Quốc cũng đang có kế hoạch thay đổi dòng chảy của sông ở khu vực lãnh thổ biên giới Trung – Ấn và đây là một trong những nguyên nhân khiến các mâu thuẫn dẫn tới đụng độ bạo lực xảy ra ở những vùng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới