Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ có thể mua được ảnh hưởng nhưng không mua được "tình...

TQ có thể mua được ảnh hưởng nhưng không mua được “tình yêu”

Theo Foreign Policy, đa phần những mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc dày công xây dựng dừng lại ở mức “bằng mặt, không bằng lòng”.

Cảng Piraeus, Hy Lạp đã được Trung Quốc mua lại để tăng cường kết nối với các nhân tố khác trên con đường tơ lụa.

Trong cuộc chiến giành ảnh hưởng trên thế giới, chính phủ Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền, đầu tư mạnh tay vào các quốc gia khát vốn, hiện thực hoá Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thế nhưng, nước này chưa thể xây dựng những mối quan hệ thân tình, như nhận định của tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy).

Nhiều nước bằng mặt không bằng lòng

Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy, bà Elisabeth Braw, Giám đốc dự án Modern Deterrence tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Thống nhất nhận định, trong chiến lược gia tăng quyền lực mềm, nhất là khi bối cảnh dịch bệnh khiến các nền kinh tế trên thế giới bị suy yếu, Trung Quốc đã giành được nhiều hợp đồng đầu tư.

“Riêng trong giai đoạn từ 2014 – 2017, Trung Quốc đã cho các nước khát vốn xây dựng hạ tầng mới vay số tiền lên đến hơn 120 tỉ USD. Một trong những điều khoản của các hợp đồng như xây đường cao tốc và nhà máy điện là các nước này phải sử dụng công ty của Trung Quốc”, Ủy ban Theo dõi Dự án Vành đai và Con đường của Hội đồng Ngoại giao Anh cho hay.

Song, thực tế cho thấy, đa phần những mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc dày công xây dựng dừng lại ở mức “bằng mặt, không bằng lòng”. Một phần vì chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến nhiều “con nợ” của Trung Quốc vốn nghèo nay càng khó khăn; Phần khác là bởi, một số quốc gia dần nhận ra, những thoả thuận vay vốn xây dựng không hề có lợi cho họ.

Tháng trước, Chính phủ Pakistan cho biết, họ muốn đàm phán lại việc trả nợ dự án Vành đai và Con đường, cáo buộc các công ty Trung Quốc đội giá các dự án xây dựng lên tới 3 tỉ USD.

Trước nữa, hồi tháng 6, một tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung – Phi, một toà án Kenya đã tuyên bố khoản nợ trị giá 3,2 tỉ USD để xây dựng đường ray cho Kenya được vận hành bởi một công ty Trung Quốc là phi pháp.

Hay theo bài viết mới đây trên tờ Economist, Ai Cập đã ngừng xây dựng nhà máy sử dụng than lớn thứ 2 thế giới – một dự án do Trung Quốc cấp vốn, còn Bangladesh đang bỏ nhiều dự án xây dựng nhà máy than mà Trung Quốc hỗ trợ đầu tư.

Tháng 4 vừa rồi, Tổng thống Tanzanian, ông John Magufuli huỷ thoả thuận vay nợ Trung Quốc trị giá 10 tỉ USD, vốn được lãnh đạo tiền nhiệm thông qua để xây dựng một cảng lớn tại Bagamoyo và do công ty Trung Quốc vận hành. Ông Magufuli chỉ trích rằng, hợp đồng này được ký bởi “một người say”.

Hay như Anh – một quốc gia từng mất hàng thập kỷ để kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ của Huawei vào hệ thống 5G.

Kể cả Italy – một trong những mục tiêu xây dựng quan hệ hàng đầu của Bắc Kinh tại châu Âu, chính phủ nước này cũng có ý định thảo lại yêu cầu thực hiện hệ thống 5G, loại bỏ sự có mặt của Huawei.

Chỉ cần nhập cụm từ “ngoại giao bẫy nợ” trên Google, người đọc cũng có thể tìm được vô số bài viết liên quan tới Trung Quốc. Cùng lúc, Chính phủ Anh đang đối mặt với sự trả thù từ Trung Quốc vì dự định loại bỏ Huawei trong hệ thống 5G. Theo truyền thông Anh, Đại sứ Trung Quốc đe dọa các công ty Trung Quốc sẽ hủy kế hoạch xây dựng đường ray tốc độ cao và nhà máy điện mới của Anh.

Theo bà Elisabeth Braw, sự thay đổi thái độ này có lẽ do Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống quan hệ thương mại quốc tế nhưng không thể xây dựng tình bạn.

Trung Quốc có thể học gì từ Đông Đức?

Đông Đức từng trải qua vấn đề tương tự và cũng đối mặt với thử thách phải tăng cường quyền lực mềm. Có điều, không giống Bắc Kinh, họ không có nhiều tiền để phung phí.

Và người Đông Đức đã tìm được chiến lược hiệu quả, ít tốn kém nhưng lại có thể giành được tình cảm lâu dài đó chính là xây dựng tình bạn cá nhân. Chính những sinh viên theo học các trường đại học ở Đông Đức đã trở thành những viên đá, đặt nền móng cho con đường kết nối tình bạn hữu nghị vững chắc cho nước này.

Từ năm 1951 – 1989, có tới 78.400 sinh viên từ hơn 125 quốc gia hoàn thành bằng đại học tại Đông Đức. Trong khi đó, ở Tây Đức không có bằng đại học đồng nghĩa với việc sinh viên ở đây phải dành 5 năm trở lên để học các bằng thạc sĩ, y tế hoặc tương đương tại Đông Đức.

Nhiều sinh viên đến từ các nước đồng minh theo phe Chủ nghĩa Xã hội của Đông Đức nhưng không ít người đến từ các quốc gia đang phát triển, muốn đưa sinh viên trẻ tới Đông Đức để học bằng đại học do chính quyền khu vực này tài trợ.

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Liên hợp quốc về nhân quyền, cựu Tổng thống Chile từng học ngành Y tại Đông Đức trong năm 1970 sau khi trốn chạy khỏi chế độ Augusto Pinochet và tị nạn ở đây.

Thậm chí, sinh viên nước ngoài còn được chính quyền Đông Đức cấp tiền sinh hoạt hàng tháng. Rất nhiều người theo học tại Đông Đức như bà Michelle Bachelet đều cảm thấy “rất hạnh phúc” khi nhớ lại quãng thời gian đó.

Đông Đức coi các trường đại học hàng đầu của họ là tài sản quan trọng trong chiến lược ngoại giao.

RELATED ARTICLES

Tin mới