Friday, November 8, 2024
Trang chủĐiểm tinTiết lộ tài liệu TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Tiết lộ tài liệu TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Động thái tổng kiểm tra các dự án phòng không của chính quyền Trung Quốc khiến ngoại giới nghi ngờ về việc ĐCSTQ đang âm thầm chuẩn bị chiến tranh.

Ảnh minh họa:

Liệu Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có biến thành chiến tranh nóng hay không và liệu người dân ở Nội Mông có chiến đấu chống lại sự tuyệt chủng văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các sự kiện nóng bỏng khác đã thu hút sự chú ý toàn cầu trong một thời gian. Các tài liệu nội bộ của Nội Mông mà Epoch Times thu thập được cho thấy ĐCSTQ có thể đang bí mật chuẩn bị cho chiến tranh, hơn nữa, hàng chục tấn tài liệu mật không kịp tiêu hủy đã bị rò rỉ cho thấy ĐCSTQ đã che đậy vô số bí mật trong thời kỳ đại dịch.

Thanh tra Hô Luân Bối báo cáo hàng chục tấn tài liệu mật chưa kịp tiêu hủy bị rò rỉ

Từ ngày 27/3 đến ngày 28/5/2020, đoàn kiểm tra thứ 3 của Ủy ban thành phố Hô Luân Bối, Nội Mông đã tiến hành điều tra Cục cơ yếu thành phố, Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước của chính quyền nhân dân thành phố, Cục Thống kê Thành phố và Phòng Tài chính của chính quyền nhân dân thành phố.

Đoàn kiểm tra thứ 3 đã chỉ ra trong “Báo cáo hiện trạng” vấn đề chính được phát hiện là “có lỗ hổng trong việc thực hiện quyết định và triển khai của cấp ủy cấp trên”, bao gồm: “Cục cơ yếu không đáp ứng yêu cầu tiêu hủy tài liệu mật” và “Trong dịch phổi Tân Mão, hàng chục tấn tài liệu mật được lưu trữ trong thư viện và không được tiêu hủy kịp thời”. Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thay mặt chính quyền thành phố không thực hiện đúng trách nhiệm của người cấp vốn; Cục Thống kê không quan tâm đúng mức đến các mắt xích yếu kém trong công việc; Văn phòng Tài chính không hiệu quả trong việc giải quyết các rủi ro tài chính địa phương. 

Nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất đã phân tích rằng chỉ trong vòng vài tháng mà số tài liệu mật tồn đọng lên tới hơn mười tấn, điều đó cho thấy có bao nhiêu điều mờ ám bên trong ĐCSTQ.

Kiểm tra kỹ lưỡng “hệ thống phòng không dân dụng”

Những căng thẳng do vụ phóng tên lửa của ĐCSTQ ở Biển Đông và các biện pháp đối phó của Hoa Kỳ đã trở thành tâm điểm của dư luận. Mặc dù lập luận của phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ về chiến tranh với Hoa Kỳ gần đây đã chuyển từ nóng sang lạnh, các tài liệu kiểm tra Nội Mông mà Epoch Times thu thập được lại cho thấy rằng ĐCSTQ có thể đang bí mật chuẩn bị cho chiến tranh.

Bốn tháng trước, Ủy ban thành phố Hô Luân Bối của ĐCSTQ đã cử một số đoàn thanh tra đến kiểm tra hệ thống phòng không dân dụng trong phạm vi quyền hạn của mình. Hệ thống phòng không dân dụng là hệ thống phòng không do ĐCSTQ xây dựng để ngăn chặn các cuộc tấn công đường không.

Hô Luân Bối đã cử 10 đoàn thanh tra và ban hành tổng cộng 11 báo cáo thanh tra, trong đó 3 báo cáo dành cho các dự án phòng không dân dụng.

Đoàn kiểm tra lần thứ 8 của Thành ủy Hô Luân Bối đã kiểm tra Cục Nhà ở và Xây dựng thuộc khu tự trị Ngạc Ôn Khắc và nhận thấy rằng “tổng số lượng các dự án phòng không dân dụng ngầm thiếu hụt nghiêm trọng và hệ thống hỗ trợ bảo vệ còn yếu”. Không có công trình phòng không dân dụng cấp thành phố và cũng không có công trình phòng không ngầm nào ở 5 thành phố ở Ngạc Ôn Khắc.

Đoàn kiểm tra thứ 8 chỉ ra rằng từ năm 2013, Hô Luân Bối đã thông qua nghiệm thu “3 dự án phòng không dân dụng 11.700 mét vuông”, quá ít so với quy hoạch “354.000 mét vuông dự án phòng không dân dụng”.

Điểm đặc trưng của ĐCSTQ là dự án phòng không dân dụng, được ĐCSTQ coi là sự nghiệp quốc phòng, nhưng lại bị Cục Nhà ở và Xây dựng của chính quyền địa phương biến thành giao dịch để kiếm tiền.

Đoàn thanh tra phát hiện 75% số dự án phòng không dân dụng từ năm 2013 đến năm 2019 là hạng mục đã nộp tiền, và Cục Nhà ở Xây dựng đã “biến nhiều công trình phòng không dân dụng thành khoản thu nhập”. Đoàn kiểm tra cũng chỉ ra rằng Cục Nhà ở Xây dựng của thành phố đã tự ý phê duyệt giảm hoặc miễn thuế xây dựng 101.380.800 nhân dân tệ vì nhiều lý do khác nhau cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, phát hiện ra rằng 9 thành phố “rõ ràng không thể theo kịp nhu cầu của thời đại”, chẳng hạn như “Yakeshi kể từ năm 2010, diện tích các công trình phòng không dân dụng được xây mới chỉ bằng 4,6% trong tổng số 16.000 mét vuông”.

Tham nhũng nặng ở nhiều lĩnh vực

Đại dịch năm nay cũng đưa vấn đề tham nhũng và uy tín của Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ ra thế giới bên ngoài một lần nữa.

Đoàn kiểm tra nhận thấy rằng uy tín của Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ “cần được cải thiện khẩn cấp”. Ví dụ: trong thời gian xảy ra dịch bệnh, tài khoản chính thức WeChat của “Hội Chữ thập đỏ Hô Luân Bối” chỉ nhận được tiền khuyên góp của 86 người. Báo cáo của đoàn thanh tra đã tiết lộ một phần lý do khiến Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ mất uy tín.

Đoàn thanh tra thứ 10 phát hiện ra rằng Hội Chữ thập đỏ Hô Luân Bối đã “hỗ trợ 3.297 người có nhu cầu kể từ năm 2013, bao gồm 2.619 nhân viên trong các cơ quan và tổ chức chính phủ, chiếm 79,4% số người được cứu trợ”, và 373 người gặp khó khăn có thu nhập thấp thực sự, “chiếm 11,3% số người được cứu trợ”.

Điều đáng nói là các quan chức ĐCSTQ đã sử dụng phần lớn số tiền quyên góp được của Hội Chữ thập đỏ để “giải cứu” các công nhân viên chức của đảng và chính phủ.

Đồng thời tài liệu mật cũng cho thấy tình trạng tham nhũng nghiêm trọng và quản lý kém cỏi ở các bộ phận quản lý khai thác than của Hô Luân Bối. Trong báo cáo, đoàn thanh tra đặc biệt chỉ rõ các đơn vị đầu mối liên quan đến than đã “dàn dựng, làm thất thoát tài liệu quan trọng có chọn lọc”.

Ví dụ, Cục khai thác than thô bị mất tài liệu quan trọng trước năm 2002, Cục bảo vệ môi trường bị mất tài liệu quan trọng trước năm 2006, và tài liệu lưu trữ gốc của Cục kinh tế bị mất từ năm 2002 đến năm 2006.

Lý Lâm Nhất phân tích rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, các nguồn tài nguyên công cộng và hồ sơ liên quan thuộc về người dân Trung Quốc thường sẽ bị hư hỏng hoặc biến mất một cách bí ẩn. Các tài liệu do Epoch Times tiết lộ cho thấy điều này cũng đúng đối với các mỏ than thuộc quyền quản lý của ĐCSTQ.

Lý Lâm Nhất cho rằng đoàn thanh tra đã đi đến kết luận là “mất có chọn lọc các tài liệu quan trọng theo từng giai đoạn”, ngụ ý rằng phải có một số mánh khóe đằng sau việc “mất có chọn lọc”.

Đoàn thanh tra thứ 6 cũng phát hiện các đơn vị liên quan đến khai thác than không thực hiện các quy định về an toàn sản xuất tại chỗ, dẫn đến việc 54 người chết trong các vụ tai nạn an toàn mỏ than kể từ năm 2000.

RELATED ARTICLES

Tin mới