Cộng đồng ASEAN “sẽ thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết các bất đồng ý kiến và tranh chấp, kiềm chế mối đe dọa và sử dụng vũ lực”.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 26 tháng 10 dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 25 tháng 10 đưa tin, xét đến vấn đề Biển Đông, trong dự thảo “Triển vọng Cộng đồng ASEAN 2025” – kế hoạch 10 năm cộng đồng ASEAN được ASEAN xây dựng trong năm đã viết rõ “sẽ thông qua cơ chế do ASEAN đứng đầu để tăng cường an ninh trên biển”.
Mặc dù không đề cập đến các vấn đề cụ thể, nhưng dự thảo này đã thể hiện ý định lấy ASEAN làm chủ thể để giải quyết tranh chấp giữa một bộ phận nước thành viên ASEAN với Trung Quốc (thực ra là vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề khu vực và quốc tế – PV).
Theo bài báo, kế hoạch 10 năm của Cộng đồng ASEAN sẽ được biểu quyết thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức ở Kuala Lumpur (thủ đô Malaysia) vào hạ tuần tháng 11 tới.
Trong 10 năm tới, cộng đồng sẽ thúc đẩy thống nhất trong lĩnh vực chính trị và an ninh, để tăng cường tiếng nói trong cộng đồng quốc tế.
Dự thảo nhấn mạnh, Cộng đồng ASEAN “sẽ thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết các bất đồng ý kiến và tranh chấp, kiềm chế mối đe dọa và sử dụng vũ lực”.
Bài báo cho rằng, quan điểm này đã tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc – nước muốn dựa vào sức mạnh quân sự mang tính áp đảo để thúc đẩy kiểm soát thực tế Biển Đông (và yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, bất hợp pháp).
Ngoài ra, để tránh xảy ra xung đột, dự thảo đã bày tỏ quyết tâm của cộng đồng trong việc sẽ tích cực thực hiện ngoại giao phòng ngừa và các sáng kiến giải quyết tranh chấp. Đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác đối thoại của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản.
Bài báo chỉ ra, trên thực tế, sự thống nhất chính trị được đưa ra trong kế hoạch 10 năm hoàn toàn không phải là việc dễ dàng. ASEAN lấy đồng thuận làm nguyên tắc quyết sách.
Giữa các nước ASEAN có tiếng nói không thống nhất trong việc làm thế nào để ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, cho dù sau khi thành lập Cộng đồng ASEAN, khả năng đưa ra các đối sách có hiệu quả vẫn còn chưa rõ.
Thực tế đúng là như vậy, nguyên nhân chính là do kẻ bành trướng, cường quyền mới nổi đình nổi đám ở khu vực thường dùng tiền bạc để đi đêm, dụ dỗ một số nước thành viên ASEAN, chia rẽ khối đại đoàn kết của ASEAN hòng phục vụ cho mưu đồ, hành động bành trướng, thực dân, bá quyền của họ trong khu vực – PV.
ASEAN cần tăng cường đồng thuận, chung tay chống chủ nghĩa bành trướng, thực dân mới ở khu vực, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông, khu vực và quốc tế |
Nội bộ ASEAN cần khắc phục điều này, bàn thảo các giải pháp thông minh, trong đó cần đưa ra nhiều sáng kiến mới, xây dựng nhiều cơ chế mới do ASEAN làm chủ đạo, trong đó có các cơ chế an ninh khu vực có hiệu quả để thực thi luật pháp quốc tế, công lý, chính nghĩa ở Biển Đông, đưa ra những giới hạn đỏ không được vượt qua, mời các nước lớn và tổ chức quốc tế can dự, đánh bại chủ nghĩa bành trướng, thực dân mới ở khu vực, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, quốc tế – PV.