Đó là khẳng định của Bộ trưởng Tư pháp trong chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời khi ông nói về những điểm mới trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 25/10, trước câu hỏi của một khán giả: “Có những hành vi phải trừng trị nặng hơn. Ví dụ với tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ hiện nay, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này có hình phạt xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hiện hành hay không?”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời:
Người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng
Tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 25/10, trước câu hỏi của một khán giả: “Có những hành vi phải trừng trị nặng hơn. Ví dụ với tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ hiện nay, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này có hình phạt xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hiện hành hay không?”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời:
“Tất nhiên, dự thảo Bộ luật cũng có những quy định nghiêm khắc hơn, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm đang được coi là giặc nội xâm trong xã hội ta như tội phạm về chức vụ, tội phạm tham nhũng.
Chẳng hạn, dự thảo Bộ luật bổ sung nguyên tắc xử lý là người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng; mở rộng phạm vi xử lý đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ ra cả khu vực ngoài nhà nước; bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tham nhũng; bổ sung quy định pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ,…”.
Trước câu hỏi của một khán giả về việc dự thảo Bộ luật Hình sự lần này thể hiện rõ tính nhân đạo trong đổi mới chính sách hình sự của nước ta, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận: Đúng là, nếu được Quốc hội thông qua thì lần này có rất nhiều đổi mới trong chính sách hình sự của Nhà nước ta theo quan điểm đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp và cũng là để góp phần bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Ông lý giải thêm: “Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo Bộ luật, từ các quy định của phần chung tới các quy định về phần các tội phạm cụ thể, chẳng hạn về các tội phạm cụ thể:
Thứ nhất, thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 22 tội danh được quy định rõ trong Bộ luật, đồng thời không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội; bổ sung biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, theo đó có tới gần 1/3 số tội (109/329) có quy định hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trong đó, phạt tiền đối với tội ít nghiêm trọng tăng 33 tội so với quy định hiện hành.
Thứ ba, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng bỏ hình phạt tử hình đối với 07/22 tội; bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên… Điều này phù hợp với quy định mới, rất nhân văn của Hiến pháp mới, theo đó “mọi người đều có quyền sống”.