Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mới“Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”

“Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”

Vừa rồi ngài Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper vừa ném ra một “hòn bấc”. Lập tức phía Trung Quốc liền đáp trả “hòn chì”. Chuyện này cũng không có gì lạ. Những trận võ mồm giữa hai cường quốc lâu nay vẫn luôn gián tiếp làm cho thùng thuốc súng trên Biển Đông muốn bật tung nắp.

Cái lạ ở chỗ này, người đáp trả hòn chì không phải là người đồng cấp (Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc) mà là một tờ báo được coi là “diều hâu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc- thời báo Hoàn Cầu.

Chuyện thế này, Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bỗng dưng bôi mỡ vào chân cho kiến đốt. Ngài bình luận:Hải quân của Trung Quốc, kể cả tàu bè và con người, làm sao so được với Hải quân Mỹ về sức mạnh. Thậm chí nếu Mỹ ngừng đóng tàu mới, Trung Quốc cũng phải mất nhiều năm saumới theo kịp khả năng đóng tàu của Mỹ.

Mặc dù đã có những bước tiến vĩ đại nhưng Mỹ xác định, cần kế hoạch rõ ràng để duy trì lợi thế. Trước mắt là mở rộng quy mô hạm đội lên hơn 355 tàu, thông qua việc tăng ngân sách quốc phòng. Không chỉ có thế, hải quân Mỹ cần phải bổ sung nhiều tàu nhỏ, song song với việc xây dựng đội tàu ngầm lớn với năng lực vượt trội.

Mỹ cũng sẽ đầu tư chế tạo thêm tàu có người lái, tàu không người lái hoặc tự hành, phi đội máy bay không người lái đóng trên tàu sân bay, cùng chính sách răn đe chiến lược hiện đại. Có như vậy mới đủ sức răn đe một đối thủ khá mạnh về công nghiệp đóng tàu như Trung Quốc.

Bộ trưởng Esper xác định, các thiết bị không người lái là giải pháp khả thi và ít tốn kém nhất. Ông nói: “Hạm đội tương lai sẽ cân bằng hơn trong năng lực gây hiệu quả sát thương trên không, trên biển và dưới biển; có khả năng đối phó xung đột cường độ cao, thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ cũng như thực hiện các cuộc tấn công chính xác ở khoảng cách xa”.

Gần như phản ứng tức thời. “Ngài” Hoàn Cầu Thời báo hét lớn: Rằng, Hải quân Mỹ chỉ là con hổ giấy, không thể phù hợp với mong muốn bá chủ toàn cầu. Rằng, tại sao Washingtonliên tục kêu gào về cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc? Rằng, tham vọng của Washington quá lớn. Mỹ cố tìm cách duy trì vĩnh viễn khoảng cách hiện tại giữa hải quân hai nước và hy vọng dựa vào đó để răn đe và đe dọa Trung Quốc, thực hiện quyền bá chủ của mình đối với Trung Quốc. Mỹ đã quá nhạy cảm với bất kỳ sự gia tăng sức mạnh nào của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Khẳng định sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Hoàn Cầu tuyên bố: Tại các vùng biển lân cận của Trung Quốc, hoặc các khu vực có liên quan đến “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” (ý nói Biển Đông), hải quân Mỹ sẽ dần dần mất ưu thế. Quân đội Trung Quốc luôn đủ tự tin để đánh bại quân đội Mỹkhi xung đột xảy ra. Không cần phải chờ đợi đến năm 2035 để thực hiện một cách mạnh mẽ và hiệu quả răn đe quân đội Mỹ trong vùng biển xa bờ của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốcsẽ ngăn chặn, sẽ đè bẹp sự hung hãn, ngạo mạn của quân đội Mỹ trong vùng biển xa bờ của Trung Quốc.

“Hòn chì” đe dọa: Mỹ cần thay đổi công thức tính toán khi nói đến vấn đề an ninh. Mỹ không được phép coi Biển Đông và eo biển Đài Loan ngang hàng với biển Caribe.Nếu Mỹ muốn khuất phục Trung Quốc ở vùng biển xa bờ của họ, Washington sẽ phải trả giá đắt!

Lên giọng như thế nhưng Thời báo Hoàn Cầu cũng nói vớt vát rằng: “ÔngEsper đã chính xác trong dữ liệu mà ông trích dẫn và so sánh giữa hải quânTrung Quốc và Mỹ.Nhưng con số không phải là tất cả. Đó mới chỉ là “lượng”, “chất” mới là quan trọng. Ông ta đã nhầm to. Nhầm lẫn về bản chất của sự mạnh mẽ cũng như các điều kiện chuyển hóa giữa mạnh và yếu. Xưa nay các cường quốc trong lịch sử luôn lạc lối và suy tàn vì họ không hiểu được mối quan hệ như vậy. Thế hệ các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngày nay dường như cũng đang phạm phải lỗi tương tự”.

Liệu ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có nhầm không? Chưa thấy ông đáp trả. Chắc hẳn ngồi cãi lý với con cháu Cụ Khổng Tử – mộtnhà hiền triết phương Đông cách nay đã hơn 2500 năm – về mối quan hệ giữa mạnh và yếu, lớn và nhỏ thì mấy ông Tây mũi lõ mắt xanh sẽ thua trắng bụng. Nhưng dẫu sao đây vẫn là chuyện đấu tranh thông tin, đấu tranh ngoại giao, là cái cách nắn gân nhau. Cách thiết thực nhất vẫn là ưu tiên ngân sách quốc phòng cho việc đóng nhiều tàu hiện đại, luyện quân cho tinh nhuệ. Chiến thắng quyết định vẫn là ở chiến trường. Cụ thể ở đây là Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới