Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngTuyên bố mới về chủ quyền của TQ ở Biển Đông

Tuyên bố mới về chủ quyền của TQ ở Biển Đông

Bãi Cát, Đá Ngầm, Và Thung Lũng Ngầm Dưới Biển: Những Tuyên Bố Chủ Quyền Mới Của Trung Quốc Ở Biển Đông

Vào khi những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đã đặt tên và tuyên bố chủ quyền đối với 80 thực thể địa lý không rõ ràng ở vùng nước tranh chấp cùng lúc với việc Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch lấn lướt của mình nhằm đánh dấu chủ quyền và đẩy các quốc gia khác cũng đòi chủ quyền ở vùng biển này ra ngoài.

Sử dụng hình ảnh vệ tinh và phần mềm vẽ bản đồ, Đài Á Châu Tự Do nghiên cứu những tuyên bố chủ quyền được Trung Quốc công bố hồi tháng 4 năm 2020 và thấy rằng những thực thể này bao gồm các đá, bãi cát, và các bãi đá nhỏ nằm rải rác ngoài khơi của Việt Nam, xung quanh vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, và quần đảo Trường Sa nơi 6 quốc gia trong khu vực đang đòi chủ quyền. Phần lớn trong số 80 thực thể này hoàn toàn nằm dưới mực nước biển. Không có thực thể nào trong số này đủ tiêu chuẩn để gọi là đảo dù Trung Quốc một mực khẳng định là đảo.

Tại sao Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi mới?

Hôm 19/4, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Trung Quốc tuyên bố rằng Uỷ ban Tên Địa lý Trung Quốc đã xác định 80 “đảo” là một phần nhiệm vụ của uỷ ban này để chuẩn hoá các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Danh sách tên các thực thể và vị trí địa lý này được đưa ra vào cùng thời gian cuối tuần khi Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận hành chính thuộc thành phố Tam Sa là thành phố được lập trên đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa. Đây là bước đi mở đường mới nhất mà Bắc Kinh sử dụng để khẳng định chỉ có Trung Quốc có quyền quản lý toàn bộ Biển Đông.

Hai quận hành chính mới bao phủ tổng diện tích hơn 2,5 triệu km vuông bao gồm nước và đá.

Bước đi này (của Trung Quốc) đã bị các quốc gia đòi chủ quyền khác trong khu vực là Việt Nam và Philippines phản đối. Các chuyên gia nói rằng không có cơ sở nào theo luật quốc tế đối với những khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng đất và nước cách đất liền Trung Quốc đến hơn 1.000 km. Toà Thường trực Trọng tài Quốc tế vào năm 2016 đã ra phán quyết rằng lập luận về “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc là không có hiệu lực.

Vậy tại sao vào lúc này Trung Quốc lại đưa thêm các đòi hỏi mới, bao phủ cả những phần không rõ ràng ở đáy biển? Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC, cho rằng câu trả lời hết sức đơn giản. Đó là: chủ nghĩa dân tộc.

“Khi Trung Quốc đối mặt với những chỉ trích về phản ứng của nước này với dịch bệnh COVID-19, bao gồm cả những bất bình liên quan đến những hành động tiếp diễn và sự lấn lướt ở Biển Đông vào giữa khi có đại dịch, Bắc Kinh đã đẩy mạnh thêm chủ nghĩa dân tộc huyênh hoang của mình”, ông Poling nói.

“Việc này có thể giúp ích trong nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên về mặt quốc tế, bước đi này chỉ soi rọi thêm ánh sáng vào bản chất tạm thời và mới của Trung Quốc đối với những đòi hỏi về chủ quyền từ xưa của Trung Quốc ở Biển Đông” – Greg Poling.

Đất đai thôi không đủ – Phải đòi cả những thực thể chìm dưới biển

Lần cuối Trung Quốc cập nhật danh sách tên các thực thể ở Biển Đông là vào năm 1983, nhưng một điểm khác biệt lớn lần này là Trung Quốc đã bao gồm nhiều thực thể ở đáy biển – 55 thực thể, bao gồm thung lũng, sườn dốc, dãy núi hay đồi dưới đáy biển thường được gọi là núi ngầm dưới biển.

Theo luật quốc tế, một quốc gia chỉ có thể đòi chủ quyền đối với các thực thể ngầm dưới biển nếu chúng nằm cách đất liền trong vòng 12 hải lý. Phần lớn những thực thể mà Trung Quốc đòi không đáp ứng tiêu chuẩn này.

Một phần lý do mà Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi này có thể là để khai thác tài nguyên dưới biển. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các nghiên cứu và vẽ bản đồ ở biển sâu. Tàu Hải Dương 8, một tàu khảo sát của Trung Quốc, gần đây đã thực hiện việc nghiên cứu đáy biển ở vùng nước gần Malaysia và Việt Nam. Trung Quốc có nhiều tàu nghiên cứu hơn bất cứ quốc gia nào khác vì mục đích này, và mới đây quốc gia này đã tuyên bố là họ đã phá kỷ lục thế giới trong việc trích xuất khí tự nhiên từ đáy biển.

Vậy ai có quyền khai thác tài nguyên ở dưới lòng biển? Julian Ku, Giáo sư thuộc Trường đại học Luật Hofstra ở Hempstead – New York, nói rằng theo Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS), “các quốc gia không có chủ quyền đối với đáy biển, nhưng họ có quyền đặc quyền kinh tế đối với thềm lục địa và thềm lục địa mở rộng của mình”. Điều này có nghĩa là một quốc gia có quyền kiểm soát độc quyền đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên ở đáy biển như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên khác.

Nhưng một số trong những thực thể mới mà Trung Quốc đòi chủ quyền như Wan’an Haidixiaguqun (Nhóm thung lũng ngầm Vạn An), lại rõ ràng nằm trong vùng 200 hải lý cách bờ biển Việt Nam, nghĩa là nằm hẳn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc khẳng định rằng nước này cũng có thềm lục địa trải rộng ra từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bao phủ cả khu vực này, thì lập trường này nếu xét theo mặt pháp lý lại chưa bao giờ được công nhận theo UNCLOS.

Hơn nữa, không có một tiền lệ thực sự nào cho một quốc gia đặt tên cho các thực thể chìm dưới biển như cách mà Trung Quốc đang làm. Chuyên gia Ku trích phán quyết của Toà Công lý Quốc tế đối với vụ kiện giữa Qatar và Bahrain rằng việc đặt tên cho các thực thể chìm dưới biển không có ý nghĩa pháp lý và không thể được nhìn nhận như một dấu hiệu về quyền chủ quyền hay quyền lịch sử đối với một khu vực.

Nhưng Trung Quốc muốn gì khi đặt tên cho những thực thể này vào lúc này?

Olli Suorsa, một nhà nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam của Singapore, nói rằng có thể việc đặt tên như vậy là nhằm mục đích tâm lý vào lúc có những bất ổn lớn tại khu vực Biển Đông.

“Với những cấu trúc hành chính được đặt ra, Trung Quốc dường như đang áp đặt luật nội địa của nước này đối với các thực thể ngoài biển mà nước này tuyên bố chủ quyền cùng với vùng nước quanh đó thay vì dùng luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”, ông Suorsa nói.

Trung Quốc tiếp tục gây áp lực buộc Việt Nam và các quốc gia thuộc ASEAN khác không được là đối tác với các nước bên ngoài khu vực hoặc các công ty quốc tế khi khai thác tài nguyên ở vùng biển này.

Đây là lập trường chính mà Trung Quốc đưa ra trong các đàm phán với ASEAN liên quan đến COC ở Biển Đông. Những thảo luận được chờ đợi từ lâu liên quan đến việc điều tiết những hành vi trong khu vực giữa các nước có tuyên bố chủ quyền được bắt đầu vào năm 2017, với hy vọng làm giảm những xung đột. Tuy nhiên, danh sách các thực thể địa lý được Trung Quốc đặt tên mới đây đã làm tăng thêm khó khăn cho các thảo luận này vốn đã bắt đầu có nhiều trở ngại trên nhiều mặt.

“Trung Quốc liên tục thay đổi thực tế trong khi một mực khẳng định là đang duy trì thực trạng. Thực trạng đó được thay đổi mỗi ngày có lợi cho Trung Quốc”, ông Suorsa nói. “Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến COC lúc này trở nên không thể”.

Những thảo luận về COC đã bị trì hoãn một lần vào năm nay do đại dịch COVID-19.

Thực thể nổi: Tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa

Trong số 25 thực thể nổi trong danh sách mới mà Trung Quốc đưa ra có 12 thực thể ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo nằm ở phía bắc Biển Đông. Đây là quần đảo do Trung Quốc kiểm soát nhưng cả Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974 trong một trận hải chiến với quân đội của chính phủ Nam Việt Nam lúc đó.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng về mặt kỹ thuật, không có bất cứ thực thể nào trong số 12 thực thể nói trên là những tuyên bố chủ quyền mới vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với chúng trên cơ sở “quyền lịch sử” và vùng nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này vẽ ra trên một vùng diện tích rộng lớn ở Biển Đông. Đây là vùng mà Trung Quốc nói họ có chủ quyền. Nhưng điều mà Trung Quốc đang làm lúc này là vẽ bản đồ khu vực chi tiết hơn.

Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là một quần đảo ngoài khơi, và vào năm 1996 đã vẽ đường cơ sở thẳng quanh quần đảo, nối những điểm đầu và cuối của quần đảo, cách vốn thường được làm bởi các quốc đảo nhằm gộp các đảo của họ lại với nhau để xác định đường biên giới trên biển. Bằng cách làm này, Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với toàn bộ nửa phần phía bắc của Biển Đông. Điều này đã bị Toà Trọng tài quốc tế tuyên vô hiệu trong một phán quyết vào năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.

Một trong những thực thể mới, Sanzhizai, là một đê cát mà hình ảnh vệ tinh cho thấy là không có người ở và gần như không nổi lên trên mặt nước bất kỳ lúc nào. Nó nằm giữa Đảo Trung và Đảo Nam, là các đảo cũng không có người ở và được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã chiếm đóng tất cả các thực thể không có người ở quanh đó, bao gồm Đảo Bắc, nơi có tiền đồn quân sự và Đảo Cây, nơi có cảng lớn hơn và căn cứ quân sự.

11 thực thể còn lại mà Trung Quốc đặt tên ở Hoàng Sa nằm trong Nhóm Trăng Khuyết, một nhóm các bãi đá và đá, một số trong số này được Trung Quốc nạo vét và xây thành các tiền đồn nằm cách căn cứ chính ở đảo Phú Lâm khoảng 45 hải lý.

Không có thực thể nào do Trung Quốc đặt tên ở Hoàng Sa đủ tiêu chuẩn theo pháp lý được gọi là đảo. Hai thực thể chìm hoàn toàn dưới mặt nước biển. Số còn lại là các bãi cạn hoặc bãi cát. Kuangzai Beidao – hay còn gọi là Đảo Basket Bắc – là một ví dụ. Thực thể này chỉ là một dải đất có bề rộng ít hơn 1/10 mile từ điểm đầu đến điểm cuối. Nó nằm cạnh một đảo nhỏ tý hon mà Trung Quốc chiếm đóng là Bãi Antelope, nơi có một số các toà nhà được xây trên đó.

Theo phán quyết quan trọng của Toà Trọng tài Quốc tế vào năm 2016 về Biển Đông, để đáp ứng định nghĩa về đảo, một thực thể phải có khả năng duy trì sự sống của con người một cách tự nhiên và hoạt động kinh tế mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Kuangzai Beidao rõ ràng là không đáp ứng được yêu cầu này và cũng không có thực thể nào trong danh sách đáp ứng yêu cầu này.

Các thực thể mới khác rõ ràng là nhằm mục đích lấp lỗ hổng giữa và quanh các tiền đồn của Trung Quốc và các đảo nhân tạo. Guangjin Beiyidao và Guangjin Bei’erdao (Đảo Guangjin Bắc thứ nhất và Đảo Guangjin Bắc thứ hai) có thể phân biệt rõ khỏi nhau, và Trung Quốc liệt kê cùng những vị trí địa lý cho cả hai thực thể, nhưng cùng với Guangjin Xidao (Đảo Tây Guangjin) chúng làm thành một ngăn cách cát bên phía tây đảo Duncan, nơi Trung Quốc có cảng và tiền đồn.

HÌnh vệ tinh đảo Duncan hôm 28/4/2020. Guangjin Beiydao, Bei’erdao, và Guangjin Xidao nằm ở phía tây. Guangjin Beiyidao và Bei’erdao có cùng các vị trí địa lý theo danh sách của Trung Quốc, nhưng dựa theo tên của chúng có thể cho rằng chúng là hai bãi cát nằm cạnh nhau phía trên bên trái. Đảo Duncan có cảng cho ngư dân Trung Quốc và hải cảnh.

Các thực thể này dường như là một phần của chiến dịch mà Trung Quốc đang thực hiện để xác định đường cơ sở rõ ràng hơn quanh quần đảo Hoàng Sa, cho phép Trung Quốc dễ dàng gộp tất cả các thực thể ngoài khơi quần đảo này làm một nhóm. Trung Quốc đã yêu cầu các tàu thuyền phải xin phép trước khi đi qua Hoàng Sa. Đây là lý do chính khiến Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chương trình tự do hàng hải ở Hoàng Sa, gọi đường cơ sở của Trung Quốc quanh Hoàng Sa là kinh khủng.

13 thực thể khác nổi trên mặt nước biển mà Trung Quốc đặt tên thuộc quần đảo Trường Sa, một quần đảo gồm các bãi đá và đảo mà các nước bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng đòi chủ quyền. Quần đảo này nằm ở phần phía nam của Biển Đông.

Trường Sa bao gồm Bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc và Việt Nam đã có căng thẳng liên quan đến các tàu hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc vào năm 2019. Trường Sa cũng bao gồm Đá Chữ Thập, một căn cứ quân sự chính mà hải quân, hải cảnh và không quân Trung Quốc thường được điều đến.

Các thực thể mới đặt tên này thuộc Trường Sa thực sự rất nhỏ bé, nhưng sau khi bao gồm cả những vị trí địa lý, có thể dễ dàng thấy là Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Các thực thể này nằm rải rác quanh Bãi Tây – nơi Việt Nam xây một tiền đồn của mình vào khoảng năm 2013 đến 2016, và bổ sung thêm 2 trạm canh gần đó trong cùng giai đoạn này.

Toàn bộ bãi này gần như không đáng để đặt tên nhưng Trung Quốc cho rằng việc đặt tên cho từng phần của nó như là một phần của Bãi Tây và chuỗi “đảo” Longbi (Dragon’s Nose) là hợp lý. Vì những lý do không rõ ràng, một số những thực thể mini thậm chí còn được đặt tên hai lần với các tên khác nhau. Ví dụ, Xijiao Dongdao (Đảo Đông Bãi Tây) còn được biết với tên Longbi Xidao (Đảo Dragon’s Nose West).

“Dường như đây là sự tưởng tượng của người vẽ bản đồ của chính phủ được lôi ra từ tủ hồ sơ để đóng vào một danh sách mới các tên mà Bắc Kinh trước đó đã phô ra nhằm tỏ dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng với Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam liên quan đến những chỉ trích về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông”, chuyên gia Poling nói.

Trung Quốc và Việt Nam đã có căng thẳng trong những tháng gần đây sau khi tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 3 tháng 4 và sau một loạt những công hàm được các bên có chủ quyền ở Biển Đông nộp lên Liên Hiệp Quốc. Công hàm gần đây nhất mà Trung Quốc nộp lên thậm chí còn chỉ đích danh Việt Nam, yêu cầu Việt Nam phải rút toàn bộ nhân sự và các cơ sở khỏi các đảo và bãi đá mà Việt Nam đã “xâm lược và chiếm đóng trái phép”.

Malaysia và Philippines cũng đã nộp các công hàm phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc. Đây là một sự đoàn kết hiếm có ngay trước khi Trung Quốc tuyên bố hai quận hành chính mới và công bố danh sách 80 thực thể


RELATED ARTICLES

Tin mới