Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựNga bóc mẽ hù dọa của Mỹ: Chiến tranh lạnh kiểu mới

Nga bóc mẽ hù dọa của Mỹ: Chiến tranh lạnh kiểu mới

Xin giới thiệu với bạn đọc một diễn biến “nóng” trong quan hệ Nga- Mỹ thời gian gần đây và quan điểm của các chuyên gia Nga về vấn đề này.

1. Một số diễn biến mới nhất trong quan hệ Nga-Mỹ

(Phần trong ngoặc kép là dịch nguyên văn, trong ngoặc đơn là ý bổ sung của người viết để làm rõ hơn)

Ngày 7/11, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ A.Carter có một phát biểu đáng chú ý tại Hội nghị quân sự- chính trị được tổ chức trong Thư viện mang tên Ronald Reagan Bang California. Một số ý chính trong bài phát biểu đó như sau:

– Nga đang thách thức trật tự thế giới và Mỹ sẽ đáp trả Nga bằng các biện pháp cả chính trị, quân sự lẫn kinh tế.

– “Tại Châu Âu, Nga vi phạm chủ quyền của Ucraine và Gruzia, dọa dẫm các nước Baltic (Estonia, Latvia và Litva), còn tại Syria Nga đang đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột nguy hiểm, làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan mà chính Nga cũng muốn đấu tranh chống lại”.

Nga boc me hu doa cua My: Chien tranh lanh kieu moi
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ A.Carter ( bên trái) phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc (Ảnh : ZUMAPRESS.com/Global Look Press)

Nhưng điều làm Mỹ đặc biệt quan ngại là: “những đe dọa gây chiến bằng vũ khí hạt nhân, và điều đó làm cho (Mỹ và cộng đồng quốc tế) nghi ngờ những cam kết của giới lãnh đạo Nga rằng Nga mong muốn duy trì sự ổn định chiến lược”.

“Chúng ta (Mỹ) không muốn một cuộc chiến lạnh hoặc chiến tranh nóng với Nga”. “Washington dự định sẽ tiếp tục hợp tác với Matxcova trong những lĩnh vực “có lợi ích trùng hợp” nhưng Mỹ sẽ bảo vệ các lợi ích của mình và lợi ích của các đồng minh, kể cả bằng các phương tiện quân sự.

Để làm được điều đó, Mỹ “đang hiện đại hóa kho (vũ khí) hạt nhân và đầu tư vào công tác thiết kế chế tạo các hệ thống vũ khí hiện đại, trong đó có cả các máy bay ném bom chiến lược mới và vũ khí laser”. “Về một số trong những hệ thống đó, tôi không thể trình bay trên diễn đàn này được”.

– Ngoài ra, Mỹ đang cân nhắc tính toán “các phương án hành động mới” để áp dụng nhằm kiềm chế nước Nga, và tiến hành các biện pháp củng cố NATO. Trong đó có cả việc tiếp tục hỗ trợ Ucraine trong cuộc chiến chống quân nổi dậy ở Donhets và Lugansk”.

Trước đó, trong cuộc gặp với các quân nhân Mỹ ở căn cứ liên hợp Pearl Harbor Hickam, ông A.Carter đã tuyên bố về những điều chỉnh lực lượng quân sự Mỹ tại Châu Âu. Ông cho biết là Washington “sẽ sử dụng các hình thức và khả năng mới” cho các hành động đáp trả (Nga).

Ngày 28/10, tờ The Wall Street Journal đưa tin là NATO sẵn sàng tăng quân số của mình tại biên giới với Nga. Theo thông tin của tờ báo này thì Liên minh (NATO) đang xem xét khả năng bố trí tại Ba Lan và tại mỗi nước Baltic một tiểu đoàn với quân số từ 800 đến 1.000 người. Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon cũng cho biết là London có dự định điều một lực lượng hạn chế quân Anh tới các nước Baltic.

Sau những tuyên bố của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ và các thông tin vừa dẫn là gì? Có phải điều đó có nghĩa là một cuộc chay đua vũ trang mới đã bắt đầu hay không? Chúng ta hãy cùng nghe ý kiến của các chuyên gia Nga về vấn đề này (đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 9/11/2015).

2. Quan điểm của các chuyên gia Nga về những tuyên bố trên

Phó giám đốc Trung tâm thông tin- phân tích Tavrich Viện nghiên cứu chiến lược Nga Xergey Ermakov:

–   Mục đích của Mỹ, một mặt, kéo Nga vào trò chơi (cái bẫy) của mình, mặt khác – không để cho Nga có thể nâng được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Thêm nữa, (Mỹ) kiềm chế Nga bằng cách gây sức ép lên các đồng minh của mình (Mỹ). Chiến thuật này có thể thấy rõ qua ví dụ Syria. Mỹ đồng ý để Nga can dự vào cuộc xung đột Syria,- vấn đề này đã được thống nhất ở cấp cao nhất (Obama và Putin), nhưng trong khi đó vẫn tiếp tục cáo buộc Nga là Nga đã hành động ở Syria không phải như thế, ném bom không phải vào những đối tượng cần ném.

Mặc dù người Mỹ không thông báo cho chúng ta là cần phải ném bom vào kẻ nào, những mục tiêu nào là mục tiêu ưu tiên.

Về thực chất, mong muốn (của Mỹ) hợp tác với Nga mới chỉ dừng ở mức các tuyên bố. Cứ mỗi khi tiến gần đến sự hợp tác thực sự, lại xuất hiện mâu thuẫn bởi vì chúng ta không muốn hành xử theo các quy tắc của Mỹ.

Ngoài ra, trong số các chính khách và chuyên gia Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn những người có những phát biểu cứng rắn chống Nga. Những nhân vật có quan điểm như vậy rất nhiều, ví dụ như tại Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới