Vì sao tân tổng thống (TT) Mỹ Joe Biden quyết định điều tra về nguồn gốc của virus Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19)? Học giả, nhà thơ và là nhà bình luận các vấn đề thời sự Đường Hạo trong chương trình Đường Hạo thị giới – Quan điểm – Tân văn – Nội mạc đăng ngày 30/5, đã đưa ra 4 luận điểm như sau:
Ảnh tổng hợp
1. Áp lực từ Quốc hội Mỹ và dư luận
Từ khi TT Biden nhậm chức, các nghị sĩ Lưỡng đảng vẫn luôn yêu cầu Quốc hội và chính quyền Biden phải điều tra sâu rộng về nguồn gốc virus, làm rõ mối quan hệ giữa virus và Viện virus Vũ Hán. Bởi vì họ nắm giữ rất nhiều chứng cứ gián tiếp ủng hộ giả thuyết virus ‘rò rỉ từ phòng thí nghiệm’. Hơn nữa truyền thông Mỹ quốc gần đây liên tục đưa tin, điều này cũng mang đến áp lực cho chính phủ của Biden.
Tờ Wall Street Journal vào ngày 23/5 tiết lộ rằng: căn cứ theo thông tin tình báo được cung cấp bởi các đồng minh, thì phòng thí nghiệm virus Vũ Hán từng có 3 nhân viên phải tìm cách điều trị y tế và nhập viện vào tháng 11/2019, chính là trước một tháng so với thời điểm ĐCSTQ thừa nhận dịch bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân nhập viện của những người này hiện nay vẫn còn chưa rõ, nhưng đã tăng thêm hoài nghi của chúng ta về việc virus Viêm phổi Vũ Hán đến từ phòng thí nghiệm.
Tiếp đó vào ngày 25/5, CNN lại đưa tin tiết lộ rằng: Một tiểu tổ điều tra nguồn gốc virus của Quốc vụ viện được thành lập trong nhiệm kỳ của Trump đã bị chính quyền Biden giải tán một cách lặng lẽ vài ngày trước. Sau khi tin tức này đưa ra, phía Nhà Trắng lập tức phủ nhận. Vài ngày sau, Biden cũng hạ lệnh lập tức điều tra nguồn gốc virus.
Từ những dấu hiệu trên, ví như sự ‘hô hào’ của Quốc hội cộng với truyền thông đưa tin, điều này xác thực đã mang đến áp lực nhất định cho chính phủ Biden.
2. ĐCSTQ từ chối cuộc điều tra của WHO, muốn ‘đổ tội’ cho nước Mỹ
Đầu năm nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đến Vũ Hán, sau đó đưa ra báo cáo điều tra lần đầu tiên, lên tiếng nói rằng: “Virus là từ động vật truyền nhiễm sang con người; còn khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm ít nhất!”
Điều này dẫn đến sự phê bình và bất mãn của các quốc gia, hơn nữa các quốc gia cũng mất đi sự tín nhiệm đối với Tổ chức Y tế thế giới. Tổng thư ký WHO là Tedros cũng không thể không thay đổi khẩu khí, phải dùng lời lẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Ông yêu cầu tiến hành điều tra thâm sâu về lý thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, truyền thông Mỹ quốc tiết lộ rằng, ĐCSTQ gần đây đã từ chối hỗ trợ WHO điều tra lại nguồn gốc của virus, không muốn cho ngoại giới vào Trung Quốc để điều tra. ĐCSTQ còn không ngừng cố gắng chối bỏ virus, họ nói một cách nguỵ biện rằng “nên điều tra nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc!”
Việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, chối bỏ và gây hấn, rất có khả năng phải khiến chính phủ Biden hạ lệnh điều tra và công khai những chứng cứ tình báo phía Mỹ có.
3. ĐCSTQ chuyển từ ‘ngoại giao chiến lang’ sang ‘ngoại giao vắc-xin’
Đầu năm nay, nhân cơ hội thời kỳ quá độ chuyển giao chính quyền xuất hiện ở nước Mỹ, ĐCSTQ đã phát động ‘ngoại giao sói chiến’. ĐCSTQ muốn nhân cơ hội chính phủ mới nhậm chức còn chưa ổn định, tiến hành ‘tấn công chiếm đất’, khuếch trương sức ảnh hưởng bá quyền của mình. Nhưng không ngờ ĐCSTQ lại đụng phải ‘bức tường sắt’ của các quốc gia. ‘Liên quân tám nước’ vây ráp ĐCSTQ khiến nó phải chuyển hướng hạ thấp giọng điệu.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh virus Viêm phổi Vũ Hán trên thế giới đang bùng phát trở lại, các quốc gia đang liên tục nỗ lực để có vắc-xin. Nhưng vì lượng vắc xin do Hoa Kỳ và Ấn Độ cung cấp có hạn, điều này đã cho ĐCSTQ cơ hội. ĐCSTQ không chỉ cung cấp số lượng lớn vắc-xin ra thế giới bên ngoài, mà còn kèm theo đó là phát động ‘ngoại giao vắc-xin’ để xoay chuyển thế cục, khuếch đại sức ảnh hưởng của mình. ĐCSTQ còn chủ động biểu đạt thái độ hoà hảo với ‘kẻ thù không đội trời chung’ là Ấn Độ, lên tiếng muốn viện trợ nước này ‘phòng chống dịch bệnh’, còn tuyên truyền rằng đây là ‘tín hiệu thân thiện nhất!’
Nhưng nói trắng ra, ĐCSTQ kỳ thực đang sử dụng vắc-xin như một vũ khí để gây ảnh hưởng ra nước ngoài, muốn nhân cơ hội để ‘lợi dụng dịch bệnh, mưu đồ bá chủ’. WHO cũng công khai chỉ trích việc ĐCSTQ không cung cấp vắc-xin cho ‘Kế hoạch vắc-xin toàn cầu’ – COVAX của WHO, mà ĐCSTQ chỉ tài trợ cho các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á. WHO chỉ trích đây là một thủ đoạn thao túng địa chính trị của ĐCSTQ đối với các nước mà nó cung cấp vắc-xin.
ĐCSTQ một lần nữa muốn lợi dụng dịch bệnh để mưu đồ bá chủ. Mỹ cũng cảnh giác điều này nên ngày 17/5, TT Biden tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp 80 triệu liều vắc-xin cho nước ngoài trong vòng sáu tuần để chống lại ‘ngoại giao vắc-xin’ của ĐCSTQ. Hiện tại, TT Biden cũng đã hạ lệnh điều tra nguồn gốc của virus, ám chỉ rằng sẽ truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ. Trên thực tế đây một loại kiềm hãm và chống lại chủ nghĩa bá quyền của ĐCSTQ.
4. ĐCSTQ muốn ‘lấy dịch bệnh ép thống nhất’ Đài Loan, thế cục Đông Á căng thẳng
Gần đây dịch bệnh ở Đài Loan tiếp tục căng thẳng, cảnh báo cấp 3 sẽ được kéo dài đến giữa tháng 6; chính quyền các địa phương cũng đang hao tổn tâm sức để có được vắc-xin.
ĐCSTQ đã nhân cơ hội này phát động cuộc chiến tấn công vào Đài Loan. Một mặt đưa ra ‘chiến tranh nhận thức’, sử dụng nhiều thông tin khác nhau để gây nhiễu loạn tình cảm dân chúng Đài Loan, làm suy yếu năng lực phòng dịch của Đài Loan. Mặt khác cũng thúc đẩy thống nhất chiến tuyến trên mặt trận vắc-xin, muốn ‘lấy dịch bệnh, ép thống nhất’.
ĐCSTQ không chỉ bí mật ngăn trở Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới, ngăn trở Đài Loan mua vắc-xin của quốc tế, mà còn công khai tuyên truyền rằng mình nguyện ý cung cấp vắc-xin cho Đài Loan, không ngừng hỏi Đài Loan ‘liệu có muốn dùng vắc-xin của Trung Quốc không?’.
Chiến lược ‘hai mang’ trắng trợn này không gì khác hơn là đẩy xã hội Đài Loan sa lầy vào một cuộc đấu tranh phân hóa và xích mích nội bộ. ĐCSTQ muốn sử dụng dịch bệnh và vắc-xin để bức bách Đài Loan xích lại gần với ĐCSTQ, thúc đẩy tiến trình mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.
Tình cảnh hiện nay của Đài Loan có thể nói là tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi đã nói nhiều lần trong các chương trình của mình rằng: vị trí chiến lược của Đài Loan ở Đông Á là vô cùng hiểm yếu (quan trọng). Một khi Đài Loan bị ĐCSTQ thôn tính, không chỉ Đông Nam Á và Đông Bắc Á sẽ rơi vào nguy cơ ‘bành trướng đỏ’ của ĐCSTQ, mà cả Úc, Canada và Hoa Kỳ đều sẽ bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của ĐCSTQ.
Vì thế, mặc dù lần này phía Mỹ ra lệnh điều tra nguồn gốc của virus, trên bề mặt thì thấy không có liên quan đến Đài Loan, nhưng ở tầng sâu, sự việc này có tác dụng chiến lược ‘phản kích ĐCSTQ, khống chế kìm hãm mặt trận thống nhất’. Nếu không, một khi Đài Loan bị khí thế cuồn cuộn ‘lấy dịch bệnh ép thống nhất’ của ĐCSTQ dẫn đến bị thôn tính, thì ưu thế chiến lược của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương sẽ như ‘gió mây đổi chiều’, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ gặp phải những mối đe dọa quân sự lớn hơn nữa đến từ ĐCSTQ.