Theo nhận định của chuyên gia các vấn đề thời sự người Hoa, ông Hoành Hà, việc máy bay quân sự của Hoa Kỳ lần đầu đáp xuống đất Đài Loan đã đạt được mục đích “một mũi tên trúng ba con nhạn”.
Đầu tiên hiệu quả của chuyến bay là phá vỡ sự cô lập đối với Đài Loan về mặt ngoại giao vắc xin. Các nhà chức trách ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng Đài Loan có khả năng tiếp cận vắc xin của Trung Quốc. Khi Nhật Bản tuyên bố sẽ cung cấp vắc xin cho Đài Loan, Triệu Lập Kiên cũng nói rằng mưu đồ đòi độc lập của Đài Loan thông qua vắc xin sẽ không thành công. Hàm ý rằng bất kỳ quốc gia nào cung cấp vắc xin cho Đài Loan là để ủng hộ nền độc lập của Đài Loan là tự đào một cái hố cho chính mình.
Nhật Bản đã cử một máy bay đặc biệt để vận chuyển 1,24 triệu liều vắc xin. Lần này Hoa Kỳ đã công bố 750.000 liều. Điều này không chỉ phá vỡ lệnh cấm của ĐCSTQ mà còn đánh bại lời đe dọa “sẽ không thành công” của ĐCSTQ. Nhật Bản tránh cơ chế COVAX để cung cấp trực tiếp. Vẫn chưa rõ Hoa Kỳ liệu có cung cấp trực tiếp vắc xin cho Đài Loan hay không, hay thông qua cơ chế COVAX.
Lằn ranh đỏ được trích dẫn nhiều nhất lần này chính là từ báo cáo năm 2020 của ông Hồ Tích Tiến – Tổng Biên tập của Thời báo Hoàn Cầu. Theo đó, ông này nói rằng nếu có được bằng chứng xác thực rằng máy bay quân sự của Mỹ đang cất cánh và hạ cánh ở Đài Loan, Trung Quốc có thể tiêu diệt các sân bay có liên quan và chiến tranh với Đài Loan sẽ bắt đầu; ngoài ra, Trung tướng Vương Hồng Quang nói rằng lực lượng quân sự Mỹ dám đi đến Đài Loan, thì quân Giải phóng ĐCSTQ sẽ giành Đài Loan trong ba ngày.
Nói một cách chính xác, những gì hai người này nói không phải là lằn ranh đỏ của ĐCSTQ, bởi vì họ không chính thức đại diện cho chính phủ, nhưng nhận xét của họ được chính thức ủng hộ. Lý Khắc Tân, nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nói với Quốc hội Hoa Kỳ rằng ngày tàu chiến Hoa Kỳ đến Cao Hùng là khi Quân đội Giải phóng Nhân dân thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Do chính sách ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ trong những năm qua, chính phủ ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Chính phủ luôn đe dọa không chạm vào ranh giới cuối cùng và lằn ranh đỏ, nhưng hầu hết mọi người đều không thể tìm ra đâu là lằn ranh đỏ của Trung Quốc. Từ bất kỳ góc độ nào, việc hạ cánh của máy bay quân sự cỡ lớn của Hoa Kỳ nên là lằn ranh đỏ của ĐCSTQ. Ít nhất, ĐCSTQ hy vọng rằng cả thế giới sẽ nghĩ như vậy.
Kết quả là lần này C17 cất cánh và hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn của Đài Loan, có hai kết quả, một là thế giới bên ngoài nói chung cho rằng đây là bước đột phá trong lằn ranh đỏ, bao gồm cả người dân Trung Quốc đại lục và Đài Loan; cái nữa là phản ứng của ĐCSTQ đã nhã nhặn hơn rất nhiều, điều này đã được chứng minh trong cuộc họp báo hôm thứ Hai. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân chỉ nói rằng ông gửi thông điệp long trọng với Hoa Kỳ, và chỉ nói rằng các dân biểu Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan, nhưng không đề cập đến máy bay quân sự lớn. So với những lần trước, lần này các chiến lang và tiểu phấn hồng nhìn chung khá im ắng. Điều này đáng để lưu tâm.
Trên thực tế, nó còn nhiều hơn thế nữa.
Trước đây chúng ta đã nói về việc liệu sự mơ hồ chiến lược của Hoa Kỳ đối với quan hệ eo biển Đài Loan có nên được thay đổi thành một chiến lược rõ ràng hay không. Trên thực tế, ĐCSTQ cũng có cùng một vấn đề. Trước kia hai bên đều có mơ hồ, những năm gần đây ĐCSTQ liên tục áp dụng các phương thức công kích để xói mòn vùng mờ, gây áp lực lên không gian sống của Đài Loan.
Nhưng nó lại mang đến một yếu tố bất lợi, một khi Mỹ và Đài Loan phản công đến một thời điểm nhất định, ĐCSTQ sẽ không còn chỗ để xóa vùng mờ nữa.
Tốt hơn hết là không nên vẽ một lằn ranh đỏ không thể kiểm soát được hoặc không có ý định kiểm soát.
Hoa Kỳ thì không có vấn đề này. Các vấn đề quân sự do quân đội giải quyết. Dư luận Internet và các phương tiện truyền thông không đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, và không có sự mâu thuẫn nào trong việc ra quyết định của chính phủ. Và vì mức độ chuyên chế cao của ĐCSTQ, những luận điệu của Hồ Tích Tiến và các tướng lĩnh hiếu chiến đều được coi là ý đồ của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Họ thường ham mê, và thậm chí tỏ ra yếu đuối khi cần thiết.
Điều này cũng phản ánh sự yếu kém của hệ thống ra quyết định của ĐCSTQ. Đối với việc lần đầu tiên có ba thượng nghị sĩ và máy bay quân sự cỡ lớn của HOa Kỳ hạ cánh ở Đài Loan, ĐCSTQ rõ ràng là chưa biết phải phản ứng thế nào ngoài nói vài câu rập khuôn, bởi việc phản ứng là kết quả của việc phối hợp ra quyết định của nhiều bộ phận nên sẽ chậm chạp.
Tuy nhiên, ĐCSTQ rõ ràng phải được sự chấp thuận của cấp cao nhất và ngay cả chính ông Tập Cận Bình, không chỉ bỏ lỡ cơ hội phản ứng nhanh mà còn phản ánh rằng không có kế hoạch phản ứng với chuyến bay này của Hoa Kỳ.
Đối với một ĐCSTQ đã và đang khiêu khích Hoa Kỳ, không có một kế hoạch phản ứng như vậy, chính là một gót chân A-sin.