Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao 5 khu tự trị ở TQ đòi tách ra độc...

Vì sao 5 khu tự trị ở TQ đòi tách ra độc lập

Người Hán ở trung nguyên qua nhiều thời kỳ vẫn luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, là thiên tử, là con trời có thể thay trời hành đạo. Bằng các cuộc xâm chiếm và viễn chinh đã khiến cho lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên cho đến nay trong Trung Quốc vẫn có một số khu vực mà người Hán vẫn chiếm thiểu số hoặc chưa thể đồng hoá hết được nên được gọi là các khu tự trị. Về mặt lý thuyết thì khu tự trị của Trung Quốc là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và theo hiến pháp Trung Quốc, các khu tự trị có quyền lập pháp cao hơn so với các tỉnh. Nhưng trên thực tế chính quyền các khu này không có nhiều quyền lực hơn so với chính quyền các tỉnh. Trung Quốc hiện có 5 khu tự trị và 2 đặc khu kinh tế là Hong Kong và Ma Cao.

1.    Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây

Choang là dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc, 18 triệu người. Trước đây là địa bàn cư trú của các tộc bách việt, Vua Quang Trung, Đại Việt đã từng đòi đưa về Đại Việt nhưng không thành. Khu tự trị Choang được thành lập năm 1958.

2.    Khu tự trị Nội Mông cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông.

Đây là khu vực nằm ở phía Bắc Vạn Lý trường thành, cư dân đông nhất là người Hán sau đó đến người Mông Cổ, nhưng được gọi là khu tự trị Nội Mông cổ vì vùng đất này vốn thuộc Mông Cổ và người Mông Cổ có vị trí quan trọng trong đời sống. Năm 1947 chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã thành lập khu tự trị Nội Mông cổ và sau này chính quyền Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vẫn giữ nguyên khu tự trị này mặc dù về diện tích có sự thay đổi.

3.    Khu tự trị Hồi Ninh Hạ

Đây là khu tự trị duy nhất của người Hồi ở Trung Quốc với diện tích không rộng chỉ khoảng 66.400 km2. Năm 1958, Trung Quốc thành lập khu tự trị Hồi Ninh Hạ, có mở rộng diện tích vào năm 1958 nhưng sau đó lại trở về như cũ vào năm 1979.

4.    Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương

Đây là vùng đất rộng lớn tới 1,6 triệu km2, chiếm 1/6 lãnh thổ Trung Quốc. Tân Cương là tên gọi do Nhà Thanh đặt, có nghĩa là vùng đất biên cương mới. Đây là nơi sinh sống cuả người Duy Ngô Nhĩ, người Hán, người Ca Dắc, nguời Mông Cổ, trong đó người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số. Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương được thành lập năm 1957.

5.    Khu tự trị Tây Tạng

Đây là khu vực có độ cao cao nhất thế giới. Từ năm 1912 đến năm 1952 Tây Tạng do chính phủ Tây Tạng đứng đầu là vị Đạt lai Lạt ma quản lý. Năm 1952, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến lên đánh chiếm Tây Tạng và buộc chính quyền Tây Tạng ký hiệp ước xác định Tây Tạng thuộc Trung Quốc. Năm 1965 Trung Quốc thành lập khu tự trị Tây Tạng.

Mặc dù theo Hiến pháp Trung Quốc thì các khu tự trị có quyền cao hơn các tỉnh nhưng thực tế lại không phải như vậy họ cũng chỉ được quyền như các tỉnh khác ở Trung Quốc. Sau khi thành lập các khu tự trị, Trung Quốc thực hiện chính sách Hán hoá, đưa người Hán lên sinh sống tại đây. Lúc đầu chính quyền Trung Quốc tôn trọng văn hoá của các dân tộc thiểu số, cho dậy tiếng các dân tộc trong các trường học, nhưng dần dần họ hạn chế dậy tiếng dân tộc thiểu số mà bắt buộc phải học tiếng Hán từ cấp 2. Mặc dù đây là những vùng đất có nhiều tài nguyên phục vục cho việc phát triển Trung Quốc nhưng người dân ở đây vẫn bị coi là công dân hạng hai. Nhiều doanh nghiệp của người Hán từ chối việc tuyển dụng người các dân tộc thiểu số ở các khu tự trị. Thậm chí như người Tân Cương và Tây Tạng còn bị các khách sạn của người Hán từ chối. Năm 2008 và 2009 người Tân Cương buộc phải bạo loạn và chính quyền Trung Quốc đã bắt hàng triệu người đưa vào các trại tập trung mà họ vẫn nói với thế giới là các trung tâm đào tạo nghề. Cho đến nay tất cả các khu tự trị vẫn âm thầm đấu tranh muốn tách khỏi Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc viễn tiếp tục chính sách bành trướng trên đất liền và trên biển gây căng thẳng với nhiều quốc gia, nhưng chính trong nội tại Trung Quốc đang phải hứng chịu cuộc đấu tranh của các khu tự trị. Dù Trung Quốc đang phát triển, nhưng người dân tộc thiểu số ở các khu tự trị không cảm thấy tự hào khi là công dân Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới