Sunday, November 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao G7 quyết tâm chống TQ

Vì sao G7 quyết tâm chống TQ

Ngày 24/6 vừa qua, Đại sứ văn hoá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Pakistan là Trương Hoà Thanh đã đăng một Tweet trên tài khoản của ông ấy, nội dung có chứa hình ảnh thô tục, ông ấy đã dựng ‘ngón tay giữa’ lên không trung.

Ảnh tổng hợp

Mọi người đã biết ý nghĩa của biểu tượng này trong văn hóa phương tây. Trong đó có kèm theo dòng chữ: “Đối với bạn bè, chúng ta phải ‘đáng tin, đáng yêu và đáng kính’. Đối với kẻ địch, chúng ta là ‘chiến lang’”.

‘Đáng yêu’ có nghĩa: Với kẻ địch thì chúng ta là những chú ‘sói chiến’

Tweet này sau khi đăng đã bị xoá. Nó như nịnh bợ lãnh đạo ĐCSTQ, đã triển hiện được tâm thái chiến lang bản thân. Khi đạt được mục đích thì ông đã xoá tweet này.

Có người cho rằng điều trái ngược với chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình. Bởi vì trong Hội nghị học tập Bộ chính trị ĐCSTQ ngày 31/5, Tập Cận Bình yêu cầu lãnh đạo các cấp phải nỗ lực tô đắp hình tượng Trung Quốc ‘đáng tin, đáng yêu và đáng kính’. Hiện tại chính là nói ĐCSTQ phải ‘đáng yêu’.

Trương Hoà Thanh dường như đã ‘vỗ mặt’ Tập Cận Bình nhưng tôi cho rằng ông ta rất giỏi trong việc thấu hiểu ông Tập và biểu lộ điều này một cách thẳng thắn.

Mọi người đã biết về ‘Nhật ký Lôi Phong’ khi ĐCSTQ kêu gọi học tập Lôi Phong. Trong cuốn nhật ký ấy có một câu như thế này: “Đối với các đồng chí phải ấm áp như mùa xuân. Nhưng đối đãi với kẻ địch phải tàn khốc như mùa đông lạnh giá”.

Trương Hoà Thanh hiểu được Tập Cận Bình nói giả trang ‘đáng yêu’ bao gồm hai ý ở trên, chính là: đối với bạn bè thì đóng giả ‘đáng yêu’, còn với kẻ địch thì chúng ta là những chú ‘sói chiến’.

‘Yêu’ của ĐCSTQ biểu lộ qua ‘hận’

Trong loạt bài ‘Trung Hoa văn minh sử’ tôi đã nói tư tưởng của Pháp gia giống với tư tưởng của ĐCSTQ. Trong đó có một chỗ tương đồng chính là: cả Pháp gia và ĐCSTQ đều thù hận con người.

Pháp gia giảng ‘Nhân chi sơ, tính bản ác’, cho rằng tâm con người rất tệ, dù có nói thế nào cũng không có tác dụng, người này không thể giảng đạo lý cho họ được. Cho nên Pháp gia coi con người như con vật vậy.

Vậy nên Pháp gia có một loại thù hận tự nhiên với con người, họ muốn con người trở thành vừa nghèo, vừa ngốc. Về phương diện này ĐCSTQ thật sự rất giống Pháp gia.

Tín ngưỡng chính giáo đều dạy con người ‘kính thiên ái nhân’, còn ĐCSTQ kiến lập trên cơ sở ‘thù hận’. Cái họ ‘yêu’ chính là thông qua ‘hận’ mà biểu đạt. Nếu bạn muốn thể hiện lòng yêu nước cho ĐCSTQ xem, thì bạn phải thể hiện sự thù hận khắc nghiệt đối với kẻ thù của ĐCSTQ. Ví như: hận Hoa Kỳ, hận Nhật Bản, hận Đài Loan, hận Hàn, hận Pháp, hận Tây Tạng, hận Pháp Luân Công, hận giá trị phổ quát v.v. Trên cơ bản là cái vòng tròn ‘hận’ ấy.

Vậy thì nếu Tập Cận Bình yêu cầu các quan chức ngoại giao đóng giả ‘đáng yêu’, các quan chức ấy nhất định phải thông qua biểu đạt ‘thù hận’ để thể hiện ‘đáng yêu’. Nói cách khác, dù là ‘thù hận’ hay ‘đáng yêu’, họ đều bày ra cho các quốc gia trên thế giới thấy để xem họ đứng về bên nào.

Nếu bạn chọn xã hội tự do thì bạn chính là kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi sẽ hận bạn, chúng tôi sẽ nghĩ cách để gây phiền phức cho bạn. Nếu bạn là quốc gia chuyên chế, bạn tâng bốc ĐCSTQ, thì chúng tôi có thể cho bạn viện trợ, vắc-xin v.v.

Sách lược của họ có khi nào thành công hay không? Câu trả lời là có. Gần đây có một quốc gia đầu hàng ĐCSTQ là Ukraine. Vào ngày 22/6, Đại sứ Canada tại Liên Hợp Quốc tên là Leslie Norton đã đại diện cho 44 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật, Úc… đã đọc ‘Tuyên bố chung’ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi ĐCSTQ cho phép Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc đến Tân Cương để điều tra. Sau đó một quốc gia vắng mặt trong Tuyên bố chung này chính là Ukraine. Ukraine đã khuất phục, bởi ĐCSTQ phao tin sẽ tạm giữ 500 nghìn liều vắc-xin Sinovac cung cấp cho quốc gia này. Vì vậy Ukraine rút khỏi Tuyên bố chung về cuộc điều tra đàn áp nhân quyền ở Tân Cương.

Quốc gia lớn mạnh tựa như nước chảy chỗ thấp’

Vì chính sách này có hiệu quả nên rất nhiều quan chức ngoại giao của Trung Quốc là ‘chiến lang’ thật sự. Giống như đại sứ Trung Quốc ở Pháp tên là Lư Sa Dã (盧沙野), tôi cảm thấy gọi là Lư Tát Dã (盧撒野) thì hợp hơn, mà Tát Dã – 撒野 có nghĩa là ‘giở trò lưu manh’.

Vào ngày 16 và 17/6, sau khi nhận được phỏng vấn từ kênh truyền thông ĐCSTQ là ‘Mạng quan sát’ và ‘Diễn luận báo’ – kênh truyền thông của Pháp, Lư Sa Dã đã tự hào nói rằng ông rất “vinh hạnh nhận được xưng hiệu ‘chiến lang’”, “chiến lang là ‘hình tượng chính diện’, là đại biểu cho ‘sức mạnh và dũng khí’”. Ông không những không cảm thấy xấu hổ, mà còn lấy đó làm tự hào. Đây chính là quan chức ngoại giao lớn lên dưới sự giáo dục của ĐCSTQ.

Nếu ông ta thực sự đọc qua văn hoá truyền thống, ông ta sẽ biết trong ‘Đạo đức kinh‘ có câu rằng: ‘Quốc gia lớn mạnh tựa như nước chảy chỗ thấp’ (Đại bang giả hạ lưu – 大邦者下流). Nước lớn giống như sông biển, đặt mình ở vị trí thấp nhất. Bởi vì nó thấp nên ‘trăm sông đổ biển cả, vạn dòng về đại dương’. Ý nghĩa chính là, quốc gia lớn nên học ‘đức’ của sông biển, đặt mình ở vị trí thấp nhất.

Trong ‘Đạo đức kinh’, Lão Tử giảng rất rõ ràng mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ. Nước lớn nếu có thể ‘khiêm nhường, tốt bụng’, đặt mình ở vị trí thấp, họ có thể nhận được sự tín nhiệm của nước nhỏ. Nước nhỏ sẽ cảm thấy ‘tôi với bạn không có áp lực nào’, họ sẽ quy phục nước lớn. Nước Mỹ cũng giống như thế. Nước Mỹ hầu như không nói lời lăng mạ quốc gia khác bao giờ, trái lại, họ là quốc gia càng lớn, họ càng thể hiện phong thái ôn hoà khiêm tốn. Vậy nên quốc gia khác cũng nguyện ý đứng về phía Mỹ.

Nhưng nếu nước lớn biểu hiện phong cách ‘chiến lang’, nước nhỏ sẽ cho rằng ‘bạn chẳng phải đang muốn thôn tính tôi sao?’. Khi ấy nước nhỏ sẽ cảm thấy nguy hiểm từ anh bạn hung hăng này.

Vậy nên Lão Tử giảng ‘Đại bang giả hạ lưu’ (Quốc gia lớn mạnh tựa như nước chảy chỗ thấp) chính là nói: dù là nước lớn hay nước nhỏ đều nên giữ một thái độ ‘khiêm hạ, nhẫn nhường’. Nếu nước nhỏ như vậy, nước lớn sẽ cảm thấy ‘bạn thật là khách khí, tôi sẽ bảo vệ bạn’. Nếu nước lớn ‘khiêm hạ, nhẫn nhường’, nước nhỏ sẽ cảm thấy ‘bạn thật đáng tin, chúng tôi có thể nương tựa bạn’. Đây là văn hoá chính thường, quốc gia lớn hay nhỏ đều nên như vậy.

Nhưng tiếc là ĐCSTQ không hiểu đạo lý này, những người trẻ tuổi chịu ảnh hưởng của văn hoá đảng quá sâu nặng cũng có thể không hiểu. Cho nên bạn thấy con cái của quan chức hoặc người có tiền, vì để thể hiện lòng yêu nước, họ lái xe thể thao xa xỉ, sau đó phấn khích nẹt pô ầm ĩ, nói lời dơ bẩn để lăng mạ người biểu tình. Họ cảm thấy họ có tiền mà, họ có thể kiêu ngạo không ai bì nổi, có thể cười nhạo những người nghèo khổ hơn họ. Họ thậm chí có thể chửi bới và ngược đãi những người kháng nghị ĐCSTQ.

‘Khẩu hiệu chiến lang’ khiến G7 quyết tâm chống ĐCSTQ

Trên thực tế, ĐCSTQ muốn thông qua mua chuộc và đe dọa để thiết lập trật tự quốc tế, chính là ‘cộng đồng chung vì vận mệnh nhân loại’ mà Tập Cận Bình nói. Nhưng kết quả cuối cùng sẽ dẫn đến tác dụng phân chia thế giới. ĐCSTQ sẽ đắc tội và cách biệt với quốc gia dân chủ cùng với xã hội tự do.

Sau đó ĐCSTQ sẽ tập hợp các quốc gia ‘bất hảo’ dưới ngọn cờ của mình. Nhưng kỳ thực các quốc gia bất hảo ấy cũng là bị ĐCSTQ bắt nạt. Những nước đó thực lực không bằng và cũng không làm được gì cho ĐCSTQ. Chẳng qua những quốc gia đó đóng vai trò ‘trang sức’ cho ĐCSTQ mà thôi.

Điều này lại dẫn đến việc các quốc gia dân chủ xích lại gần nhau hơn. Dưới áp lực bên ngoài như vậy, dù các nền dân chủ tồn tại bất đồng, thì họ vẫn phải đứng cùng nhau.

Hội nghị thượng đỉnh G7 đề cập nhiều đến ĐCSTQ, tôi cho rằng đó là kết quả của chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ gây ra. Nguyên nhân được đưa ra dựa trên một báo cáo của tờ ‘Sydney Morning Herald’ của Úc. Bài viết của báo này chỉ ra lý do vì sao các nước tỏ thái độ ‘chống cộng’ tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này, chính là vì ‘khẩu hiệu chiến lang’ của ĐCSTQ đã làm G7 khó chịu.

‘Khẩu hiệu chiến lang’ này là gì? Thủ tướng Úc là Morrison khi tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 có mang theo một tài liệu bí mật. Tập tài liệu này có từ tháng 10 năm ngoái, do Đại sứ quán của ĐCSTQ tại Úc đưa cho ‘Kênh tin thứ chín’ ở Úc. Trong đó liệt kê 14 điều ĐCSTQ không hài lòng với Úc, bao gồm thái độ của Úc đối với Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, gồm cả việc cấm Huawei v.v. Điều này đồng nghĩa ĐCSTQ muốn Úc đáp ứng những yêu cầu này. Đại sứ quán của ĐCSTQ dùng lời lẽ cực kỳ đe doạ với chính phủ Úc: “ĐCSTQ rất tức giận! Nếu bạn coi ĐCSTQ là kẻ địch, chúng tôi sẽ coi bạn là kẻ thù”. Đây là sự uy hiếp trần trụi không che đậy.

Mọi người biết rằng các nước đều có quan chức ngoại giao, những người này ăn nói rất nghiêm túc, ra dáng một quý ông lịch thiệp khiêm tốn. Ai đó nói chuyện với họ sẽ cảm thấy những quan chức ấy có trí tuệ cảm xúc cao, hơn nữa còn có thể đồng cảm với người khác. Những người khác ở gần họ sẽ cảm thấy rất thoải mái. Nhà ngoại giao nên có phong thái như thế.

Còn các quan chức ngoại giao do ĐCSTQ đưa đến đều là lưu manh, sau đó lấy thủ đoạn lưu manh để đe doạ cả Thủ tướng Úc – Morrison, đây giống như một hình thức ‘tống tiền’.

Sau đó Thủ tướng Morrison đưa tài liệu này cho lãnh đạo các nước thuộc G7 mọi người đều giận dữ. Nếu bạn đe doạ, sau đó tôi chịu khuất phục, vậy thì toàn thế giới sẽ bị ĐCSTQ khống chế. Vậy nên các quốc gia phương tây rất lo lắng. Thủ tướng Morrison bày tỏ rằng, không thể nhượng bộ 14 điểm đó.

Ở Hội nghị Thượng đỉnh G7, Morrison cùng Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Anh Johnson đã tiến hành hội đàm trong 45 phút. Qua hội nghị, Biden bày tỏ muốn thiết lập một liên minh, liên minh này nói đơn giản chính là ‘liên minh chống ĐCSTQ’.

Vậy nên mọi người có thể thấy rằng chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ của ĐCSTQ cuối cùng sẽ tạo thành một kết quả chính là phân hoá trật tự thế giới, một bên là quốc gia lưu manh, những quốc gia nhỏ bị ĐCSTQ bắt nạt, một bên sẽ là các quốc gia dân chủ đứng cùng nhau.

RELATED ARTICLES

99 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới