Triều Tiên lên án thỏa thuận an ninh mới có tên viết tắt là AUKUS giữa Úc, Anh và Mỹ. Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ trả đũa nếu nhận thấy an ninh của họ bị đe dọa vì AUKUS.
Ngày 20-9, Triều Tiên cảnh báo nguy cơ “cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân” sau khi Mỹ và Anh đồng ý trao cho Úc công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phản ứng lại mọi tác động tiêu cực của vấn đề này với an ninh của Triều Tiên, theo Hãng tin Bloomberg.
“Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không mong muốn. Chúng sẽ làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và kích hoạt các hoạt động chạy đua vũ trang hạt nhân” – Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20-9 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Bình luận của Triều Tiên tương tự phản ứng của Trung Quốc tuần trước, sau khi Úc, Anh và Mỹ công bố Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (gọi tắt là “AUKUS”) hôm 15-9.
Theo một phần trong AUKUS, Mỹ và Anh sẽ trang bị cho Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ và Anh giúp Úc chế tạo tàu ngầm hạt nhân là động thái châm ngòi cho một “cuộc chạy đua vũ trang”.
“Các nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc, lên án những hành động này là vô trách nhiệm, phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Việc họ lên án những hành động này là điều hoàn toàn tự nhiên” – quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói.
Nhà Trắng giải thích AUKUS sẽ giúp cải thiện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo KCNA, quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói rằng lập luận của Nhà Trắng “có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể phổ biến công nghệ hạt nhân nếu điều đó phục vụ lợi ích cho nước ấy”.
Quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói rằng Bình Nhưỡng sẽ “đáp trả tương ứng trong trường hợp an ninh quốc gia của mình bị tác động tiêu cực dù chỉ là ít ỏi”. Quan chức này cáo buộc Mỹ “lật đổ hệ thống quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân”, theo KCNA.
Triều Tiên đã rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003. Kể từ đó, nước này đẩy mạnh xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phát triển tên lửa, vấp phải phản ứng mạnh của các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ và Anh giúp Úc chế tạo tàu ngầm hạt nhân là động thái châm ngòi cho một “cuộc chạy đua vũ trang”.
“Các nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc, lên án những hành động này là vô trách nhiệm, phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Việc họ lên án những hành động này là điều hoàn toàn tự nhiên” – quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói.
Nhà Trắng giải thích AUKUS sẽ giúp cải thiện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo KCNA, quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói rằng lập luận của Nhà Trắng “có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể phổ biến công nghệ hạt nhân nếu điều đó phục vụ lợi ích cho nước ấy”.
Quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên trên nói rằng Bình Nhưỡng sẽ “đáp trả tương ứng trong trường hợp an ninh quốc gia của mình bị tác động tiêu cực dù chỉ là ít ỏi”. Quan chức này cáo buộc Mỹ “lật đổ hệ thống quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân”, theo KCNA.
Triều Tiên đã rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003. Kể từ đó, nước này đẩy mạnh xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phát triển tên lửa, vấp phải phản ứng mạnh của các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.