Gần hai năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, thị trường bất động sản Việt Nam cũng như trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề, tình hình trở nên phức tạp, nhưng các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan vào thị trường địa ốc.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện như một cú tát trời giáng lên thị trường bất động sản. Nhiều địa phương thực hiện giãn cách kéo dài khiến thị trường gần như tê liệt. Trong bối cảnh đó các nhà đầu tư với quan niệm “Trong nguy có cơ” tin chắc rằng; thị trường địa ốc sẽ sốt trở lại trong thời gian tới, dẫu dịch bệnh kéo dài, giãn cách làm gián đoạn hoạt động giao dịch điều đó có thể dẫn đến một số nhà đầu tư bán cắt lỗ hoặc các chuyên gia đầu tư BĐS sử dụng đòn bẩy tài chính vượt mức giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia dự báo về chu kỳ mỗi thập kỷ một lần đối với thị trường bất động sản cũng như một số người xoay ngược lại và lý giải sự khác biệt của mỗi giai đoạn.
Các chuyên gia đầu tư địa ốc cho biết, trong khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường thì nhu cầu về bất động sản không ngừng gia tăng mà chỉ chững lại, vì vậy nếu dịch được khống chế, người dân được tiêm vaccine đầy đủ, hệ miễn dịch cộng đồng được thiết lập thì tất nhiên thị trường địa ốc sẽ tăng mạnh bởi nhu cầu bất động sản sẽ sốt trở lại sau chu kỳ đóng băng tạm thời.
Hiện nay các nhà đầu tư đang lạc quan bởi những lần trước dịch bệnh dễ dàng bị kiểm soát, chưa kể hệ miễn dịch cộng đồng được hình thành giá đất sẽ tăng cao.
Hiện các hoạt động đầu tư công đang được đẩy mạnh, các nhà đầu tư cho rằng khi các dự án hạ tầng giao thông được đẩy mạnh sẽ làm gia tăng giá trị của đất đai, đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư xuống tiền, chớp thời cơ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà đầu tư quá lạc quan?
Thời gian trước, bất động sản tăng cao trong giai đoạn 2017-2019, giới chuyên gia cho rằng bong bóng bất động sản thực tế đã hình thành vì giá đất tăng đột biến, có nhiều nơi tăng gấp 10 lần sau một thời gian ngắn, hiện giờ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng giá nhà vẫn tăng cao vượt xa thu nhập của người dân.
Hiện nay thị trường bất động sản sôi động và bùng nổ về giá đất khiến các nhà đầu tư hưởng mức lợi nhuận lớn, vui mừng bởi lợi nhuận kiếm được kết hợp với thông tin tích cực trên những phương tiện truyền thông, điều đó khiến các nhà đầu tư dễ rơi vào trạng thái lạc quan thái quá.
Sự lạc quan quá đà làm cho mọi người chấp nhận rủi ro cao hơn, giá trị tài sản và lợi tức tăng làm nảy sinh hành vi đầu cơ và hệ quả là các quyết định kinh tế không dựa trên những nguyên tắc truyền thống.
Khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, các nhà đầu tư quen với một tỷ xuất lợi tức ở mức hợp lý, nghĩa là nhà đầu tư cho rằng giá tài sản sẽ không tăng quá nhiều hoặc sụt giảm quá mức. Đến khi giá nhà đã tăng cao trong một khoảng thời gian tương đối dài và dù cho mức giá này cao hơn nhiều với giá trung bình trong thời gian trước thì người ta vẫn sẵn sàng mua vào nhà ở vì mức giá đó đã ở mức đủ lâu nên họ coi đó là bình thường.
Theo báo cáo kinh tế và số liệu thống kê cho thấy, hình ảnh nền kinh tế nhuốm màu bi quan và ảm đạm, thoạt nhìn không ít người cho rằng, sự đảo chiều của nền kinh tế chỉ là tạm thời những kết quả ngày càng tồi tệ hơn, giá tài sản liên tục giảm, các dự án đầu tư bị đình trệ khiến thị trường rơi vào trạng thái suy giảm và đóng băng. Vì vậy nếu các nhà đầu tư lạc quan thái quá sẽ kéo dài tình trạng bong bóng bất động sản.
TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, nếu như nhà đầu tư quá lạc quan mà không dựa trên diễn biến thực tế của thị trường, họ không có dự phòng rủi ro. Nguy cơ đổ vỡ thị trường là điều có thể xảy ra. Nếu thị trường hoạt động theo cơ chế thông thường, khi giá nhà tăng quá cao sẽ đến lúc buộc phải hạ, để đáp ứng với đường cầu.