Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ và nhiều nước nỗ lực giúp các nước không rơi...

Mỹ và nhiều nước nỗ lực giúp các nước không rơi vào bẫy nợ của TQ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sáng kiến vành đai và con đường (BRI) nhằm đầu tư và kết nối cơ sở hạ tầng toàn cầu. Nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ lúc đầu đã rất hưởng ứng sáng kiến này.

Khác với Mỹ và các nước phát triển, việc đầu tư phải được thông qua nhiều tầng nấc và có những điều kiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng và sự phát triển bền vững ở các nước được đầu tư. Trung Quốc chỉ cần lãnh đạo đồng ý là được, là có vốn đầu tư. Trung Quốc đặt lợi ích của họ lên trên hết, họ sẵn sàng mua chuộc, đưa ra lời hứa tốt đẹp với lãnh đạo các nước mà cơ sở hạ tầng còn thiếu và kém, buộc họ phải chấp nhận cho Trung Quốc đưa lao động từ Trung Quốc vào và họ được sử dụng các cảng biển, được khai thác tài nguyên. Nhiều nước ở Châu Phi, Châu Á đã rất hăm hở đón nhận sáng kiến này của Trung Quốc. Một số tuyến đường sắt, đường bộ, bến cảng đã đi vào hoạt động song đổi lại họ phải chịu một khoản nợ khổng lồ và lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải trả cho Trung Quốc bằng tài nguyên hoặc phải buộc chấp nhận cho Trung Quốc sử dụng hải cảng, sân bay lâu dài. Điều đáng lo ngại hơn nữa là người Trung Quốc kéo vào để thi công, vận hành công trình rất đông và ở lại lâu dài, hình thành các khu định cư mới của người Hoa.

Trong hai năm qua nhiều chính trị gia, nhà kinh tế, nhà khoa học ở các nước này đã nhận ra thảm họa đầu tư từ Trung Quốc, đã lên tiếng phản đối, nhân dân nhiều nước đã biểu tình phản đối làm sóng đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước đang phát triển như Malaysia mà những nước phát triển như Australia đã kiên quyết từ bỏ các công trình đầu tư lớn của Trung Quốc. Nhưng một số nước ở Châu Phi và Trung Á vẫn còn mắc vào “sáng kiến” của Trung Quốc. Gần đây Taliban còn tuyên bố trải thảm đỏ cho sáng kiến vành đai và con đường.

Trước thực tế đó Mỹ và các nước đồng minh đang nỗ lực hợp tác để giúp các nước đang phát triển và chậm phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Thực chất của sự hợp tác này không chỉ tạo ra cơ sở hạ tầng toàn cầu mà còn muốn giúp các nước không bị rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Dù không tuyên bố nhưng đây là nỗ lực nhằm thay thế sáng kiến vành đai và con đường.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyến bố với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Pari (Pháp) là: “các bên khác (ý nói TQ)” đang tìm cách thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng mà không tham vấn cộng đồng sở tại, tận dụng tài nguyên, đưa lao động bên ngoài vào làm việc và cuối cùng “đẩy nhiều quốc gia đang phát triển vào cảnh nợ nần”.

Ông Blinken cũng khẳng định rằng Mỹ muốn cùng “các Chính phủ cùng chí hướng” cùng đối tác tư nhân và xã hội dân sự “phát động cuộc đua hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bền vững hàng đầu trên toàn thế giới.

Sáng kiến của Mỹ và G7 cùng các nước khác được gọi là sáng kiến xây dựng thế giới tốt đẹp trở lại nhằm ngăn chặn sáng kiến vành đai con đường không tốt đẹp của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới