Sunday, November 10, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThời báo Hoàn Cầu là tờ báo của những kẻ "tư duy...

Thời báo Hoàn Cầu là tờ báo của những kẻ “tư duy không bình thường”

Trong chương trình Chính luận thiên hạ đăng ngày 18/12, nhân chuyện Tổng biên tập ‘Thời báo Hoàn cầu’ – Hồ Tích Tiến đăng tin nghỉ hưu vào ngày 16/12, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có một số nhận xét về tờ báo này, từ đó đưa ra ‘nhận thức thông thường’ trong cách tư duy và lấy ‘tinh thần tự trị’ của nước Mỹ để làm ví dụ như sau.

‘Thời báo Hoàn cầu’, Hồ Tích Tiến và một trong những Quốc phụ lập quốc của nước Mỹ – George Washington.

Ngày 16/12, trên Weibo cá nhân của mình, Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập tờ ‘Thời báo Hoàn cầu’ đã đăng một đoạn trạng thái có nội dung như sau:

“Lão Hồ (tức Hồ Tích Tiến) sang Tết Nguyên Đán năm sau là được 62 tuổi, lúc ấy sẽ nghỉ hưu. Tôi đã làm thủ tục nghỉ hưu, sẽ không còn làm Tổng biên tập của ‘Thời báo Hoàn cầu’ nữa.

Sau đó tôi sẽ làm bình luận viên đặc biệt của ‘Thời báo Hoàn cầu’, tiếp tục cống hiến sức lực cho sự phát triển của tờ báo, tiếp tục nỗ lực hết mình vì công tác thông tin và dư luận của đảng”.

Nhân sự kiện này Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có một chút đánh giá về ‘Thời báo Hoàn cầu’ – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ như sau.

‘Thời báo Hoàn cầu’ giăng bẫy logic cho người đọc

Một trong những đặc điểm của ‘Thời báo Hoàn cầu’ là ‘đảo lộn trắng đen’, nhưng cách tiếp cận của tờ báo khá kín đáo và có tính mê hoặc. Bởi vì trong bài báo chứa đầy những việc như: đánh tráo khái niệm, lấy cái phiến diện để đánh giá cái toàn diện, các loại bẫy logic v.v. người đọc xem qua thấy có đạo lý, nhưng nếu phân tích thật kỹ sẽ thấy những bẫy tư duy vô cùng bất thường.

Lấy ví dụ, người của tờ ‘Thời báo Hoàn cầu’ đã từng đưa ra một lý luận rằng: Trung Quốc rất phức tạp. Trong đó khái niệm ‘Trung Quốc phức tạp’ được giảng như sau: “Trung Quốc rất phức tạp, nó không phải là Thiên đường, cũng không phải là địa ngục, do đó [để lãnh đạo] Trung Quốc rất không dễ dàng”.

Điều này nghe có vẻ trung lập và khách quan, nhưng là một người cực kỳ am hiểu hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, Giáo sư Chương phân tích, nếu lấy ‘Trung Quốc’ thay bằng ‘Hoa Kỳ’ thì có thể nói rằng ‘Hoa Kỳ không phải là Thiên đường hay địa ngục’, vậy thì ‘Hoa Kỳ cũng không dễ dàng’ / ‘Hoa Kỳ rất phức tạp’ chăng? Nói như vậy rất chung chung và vô thưởng vô phạt.

Giáo sư Chương nhìn nhận, vấn đề ở đây chính là ngữ cảnh của đoạn lời trên. ‘Trung Quốc rất phức tạp’ có ý là: ‘Trung Quốc rất phức tạp, Mỹ cũng rất phức tạp, do đó Trung Quốc cũng không sai kém gì so với Mỹ. Cho nên, thay ai vào cũng không làm tốt như ĐCSTQ, tổ chức này làm vậy đã là tốt lắm rồi. Bạn không thể chỉ nhìn mặt u tối của Trung Quốc, mà hãy nhìn vào mặt tươi sáng ấy’.

Giáo sư Chương đánh giá, ‘Thời báo Hoàn cầu’ đã dùng bộ logic ‘tung hoả mù’ như vậy để biện hộ cho ĐCSTQ.

Từ đây mọi người sẽ phát hiện một vấn đề: Đồng ý là Trung Quốc rất phức tạp, Mỹ cũng rất phức tạp, nhưng không có bất kỳ một tổng thống nào sau khi nhậm chức lại nói với cử tri hay truyền thông những câu như: ‘Ài dà, nước Mỹ rất phức tạp, thay ai vào cũng làm không tốt’ v.v.

Dưới góc độ khách quan, Giáo sư Chương nhận định, nếu làm không tốt thì tổng thống có thể từ chức, để người có năng lực hơn lên thay là được, chứ nói những câu như trên thật sự là vô nghĩa.

Là một người am hiểu về xã hội Trung Quốc, Giáo sư Chương nhìn nhận: Trung Quốc rất phức tạp, mấu chốt của vấn đề là ĐCSTQ quen với việc áp dụng ‘một cho tất cả’, nhưng mỗi nơi lại có đặc điểm riêng, và người Trung Quốc cũng quen với phương thức tư duy ‘thống nhất từ trung ương’ (thống nhất tư tưởng).

Nhân việc Chủ biên ‘Thời báo Hoàn cầu’ – Hồ Tích Tiến nghỉ hưu, Giáo sư Chương cũng muốn chia sẻ một chút về ‘nhận thức thông thường’ như sau.

‘Tinh thần tự trị’: một trong những nền tảng khiến nước Mỹ hùng cường nhất thế giới.

Là người từng sống ở cả Trung Quốc và Mỹ quốc, Giáo sư Chương nhìn nhận, nhiều người sống ở Trung Quốc, thậm chí người sống ở Hoa Kỳ không có nhận thức thông thường này. Đó là gì? Chính là: mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng nơi mình đang sinh sống. Mỗi người không thể hy vọng chính phủ hay ai đó có trách nhiệm đối với mình, chỉ có mình phải chịu trách nhiệm cho bản thân mình.

Ví như người đã 18 tuổi (thành niên), họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình: họ đọc cuốn sách gì, học chuyên ngành gì, học trường nào, tìm công việc gì, đóng thuế bao nhiêu, kết hôn với ai, dạy con như thế nào; bao gồm cả việc bầu cho ai làm quan chức giáo dục, thẩm phán, thị trưởng v.v. Nói cách khác, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, kế hoạch tương lai, chứ không phải giao những điều đó cho chính phủ như là: ‘Tôi nghe lời chính phủ thì chính phủ thay tôi quản những việc đó’.

Kỳ thực, sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, trong một thời gian dài, nó đã biến người Trung Quốc trở thành không suy nghĩ. Ví như hỏi người ấy nên làm công việc gì thì họ sẽ trả lời: ‘Quốc gia phân công’; còn hỏi công việc này làm như thế nào, họ sẽ trả lời: ‘Lãnh đạo bảo tôi làm như vậy’… họ chỉ mong người khác chỉ cho họ nên làm như thế nào. Đây chính là hậu quả của việc: cá nhân không được trang bị năng lực tự chịu trách nhiệm.

Năng lực tự chịu trách nhiệm còn có tên khác là ‘tinh thần tự trị’, tiếng Anh là Self-governing (quản tốt bản thân). Nếu mỗi người quản tốt bản thân, xã hội tự nhiên sẽ tốt.

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 6/12, Giáo sư Chương có kể câu chuyện, khi vị tổng thống được in trên tờ 100 đô-la Mỹ là Benjamin Franklin nhìn vào danh sách những người thảo luận Hiến pháp Hoa Kỳ, ông đã nói: “Đây là một nhóm những vị ‘nửa người nửa Thần’ đang thảo luận vấn đề này”. Những vị thảo luận đó chính là các ‘Quốc phụ’ (vị Cha lập quốc) nước Mỹ. Khi khai quốc, những Quốc phụ đều hy vọng mọi người có tín ngưỡng thành kính, cho nên họ đã kiến lập văn hoá Cơ Đốc giáo Do Thái.

Quốc phụ hy vọng mỗi cá nhân có thể chiểu theo Thánh kinh hoặc những chỉ đạo của các chính giáo khác để có được đạo đức cao thượng và tinh thần tự giác kỷ luật, có những tố chất cơ bản như: làm việc siêng năng, học tập nỗ lực, công tác thành thực, làm việc quy củ v.v.

Khi cá nhân có được những tố chất cơ bản này, Quốc phụ mới có thể yên tâm giao quyền cho các cộng đồng/địa phương khác nhau. Sau đó Quốc phụ đã thiết kế chế độ quản lý Tam cấp gồm Liên bang, Tiểu bang và Địa phương, từ đó khuyến khích mọi người phát huy tinh thần tự trị.

Nhìn vào nước Mỹ, ‘Thời báo Hoàn cầu’ có thể nói nước Mỹ rất phức tạp, nông nghiệp ở miền trung và miền tây, công nghiệp và thương mại ở miền đông, hơn nữa ngoài vấn đề đối nội ra, Mỹ còn phải quản các vấn đề quốc tế v.v. Nhưng chính vì ‘tinh thần tự trị’ của nước Mỹ mới là nhân tố khiến quốc gia này ổn định, phồn vinh và hùng mạnh nhất trên thế giới.

Giáo sư Chương đánh giá, nếu từ bỏ ‘tinh thần tự trị’ này, nước Mỹ cũng sẽ kết thúc. Do đó để tránh việc này xảy ra, trong thời gian gần đây chúng ta thấy sự trở lại của chủ nghĩa bảo thủ (giữ gìn truyền thống), đây thực sự là sự phục sinh của ‘tinh thần tự trị’. Mọi người bắt đầu tham gia rất nhiều vào những việc như bầu cử địa phương, lan truyền lý niệm của chủ nghĩa bảo thủ, xây dựng lại cộng đồng riêng v.v.

Trước đây nhiều người Mỹ coi việc này là việc của người khác, không liên quan đến mình, nhưng với tình hình hiện nay đã làm cho rất nhiều người thuộc giai tầng trung lưu phải đứng lên để duy hộ ‘tinh thần tự trị’ của nước Mỹ.

Giáo sư Chương kể những câu chuyện trên chính là muốn nói: thuật ‘tung hoả mù’ của ‘Thời báo Hoàn cầu’ làm đảo lộn trắng đen như là ‘Trung Quốc rất phức tạp’, ‘lãnh đạo Trung Quốc không đơn giản’… trên thực tế là một loại ‘văn hoá biến dị’ (1) đánh tráo khái niệm để người đọc hiểu nhầm, từ đó thừa nhận tính hợp pháp của ĐCSTQ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới