Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ tiếp tục chiến lược “Tọa sơn quan hổ đấu”

TQ tiếp tục chiến lược “Tọa sơn quan hổ đấu”

Từ khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc liên tục mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị đến khu vực được Nga coi là sân sau, là các nước vốn thuộc Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Các phương tiện quân sự của Nga đến Kazakhstan chờ được đưa lên máy bay tại một sân bay ở Nga vào hôm 7/1.

Kazakhstan là quốc gia lớn và giàu mạnh nhất Trung Á được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Kazakhstan là nước chủ chốt trong sáng kiến Vành đai và con đường nên Trung Quốc đã đầu tư hơn 17 tỷ USD cho các dự án ở khắp đất nước này. Hiện tại Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Kazakhstan. Tuy vậy, so với Nga thì ảnh hưởng của Trung Quốc ở đất nước này vẫn còn hạn chế. Kazakhstan một mặt vừa tiếp nhận sự đầu tư lớn của Trung Quốc, một mặt vẫn e ngại Trung Quốc, đặc biệt là e ngại sự có mặt của binh lính Trung Quốc ở đất nước này.

Khi an ninh của Kazakhstan bị hỗn loạn do biểu tình chống đối chính phủ, Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu điều hàng ngàn binh lính đến giúp Kazakhstan bình ổn tình hình thì Trung Quốc lại đứng ngoài.

Hãng thông tấn Xinhua ngày 7/1 dẫu tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ thế lực nào phá hoại ổn định và đe dọa an ninh của Kazakhstan, cũng như cuộc sống bình yên của người dân nước này Trung Quốc phản đối các thế lực bên ngoài cố tình tạo sóng gió và xúi giục “cách mạng màu ở Kazakhstan”,

Trước đó chủ tịch Trung Quốc từng nói với tổng thống Kazakhstan rằng Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ nước này giải quyết khủng hoảng hiện nay, nhưng rồi Trung Quốc không có bất kỳ hành động hỗ trợ nào.

Trong thực tế, Trung Quốc sẵn sàng đưa quân đội can thiệp đối với các nước láng giềng khi an ninh của họ bị đe dọa (như chiến tranh Triều Tiên) hoặc đánh chiếm đất đai của Liên Xô, Ấn Độ, Mông Cổ…. Nhưng với các nước có bất ổn nội bộ thì Trung Quốc luôn làm ngơ để cho các nước khác như Mỹ, Nga can thiệp quân sự để giúp họ ổn định tình hình, mặc dù Trung Quốc có quyền lợi kinh tế rất lớn ở các nước đó.

Đây là cách mà người Trung Quốc thường áp dụng xưa nay, được gọi là “Tọa sơn quan hổ đấu”. Ngay khi muốn dành quyền lãnh đạo đất nước, Mao Trạch Đông đã để mặc cho Tưởng Giới Thạch đối phó với Nhật Bản. Khi quân đội của Tưởng suy yếu thì Mao mới ra tay tiêu diệt Tưởng.

Kazakhstan mặc dù là con át chủ bài trong trong kế hoạch Vành đai và con đường, là nơi có nhiều tài nguyên mà Trung Quốc sẵn sàng đầu tư thì khi họ lâm nạn, Bắc Kinh cũng sẵn sàng đứng ngoài mặc Nga can thiệp. Không chỉ tọa sơn quan hổ đấu mà Trung Quốc còn thể hiện “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới