Monday, January 13, 2025
Trang chủQuân sựMiG-29: Đồ cổ mà phương Tây định viện trợ cho Ukraine

MiG-29: Đồ cổ mà phương Tây định viện trợ cho Ukraine

Nhiều nước phương Tây, cùng với Nhật Bản, đã đưa hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào động thái quân sự của Nga ở Ukraine.

Một chiếc MiG-29 của Không quân Ba Lan.

Thông tin mà báo giới phương Tây đưa ra vào ngày 27/2 vừa qua cho thấy nhiều trang thiết bị quốc phòng sẽ được chuyển cho các lực lượng vũ trang Ukraine, như một phần trong kế hoạch viện trợ quân sự của châu Âu cho nước này, trong đó bao gồm chiến đấu cơ, sẽ được vận chuyển thông qua Ba Lan.

Phi đội chiến đấu cơ của Ukraine đã nhận phải tổn thất to lớn chỉ trong 72 giờ đầu Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt. Đáng chú ý nhất là sự việc một phi công Su-27 của Ukraine tháo chạy sang Romania trong ngày đầu tiên. 2 chiếc Su-24 của Ukraine cũng được cho là bị bắn hạ chỉ trong những giờ đầu xung đột.

Một số hình ảnh chụp tại các sân bay cho thấy các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga gây tổn thất lớn cho phi đội MiG-29 của Ukraine, trong khi có ít nhất 1 chiếc Su-27 của Kiev bị rơi do hỏa lực của phe mình. Các hệ thống phòng không của Ukraine được cho là đã bị tiêu diệt chỉ trong vòng 2-3 giờ đồng hồ, trong đó một số nguồn tin của Nga nói rằng trong những giờ đầu của ngày 28/2, họ đã giành được ưu thế hoàn toàn ở trên không.

Trong khi Không quân Ukraine đang cố gắng sở hữu các loại chiến đấu cơ hiện đại do phương Tây sản xuất, thì nhiều nước châu Âu từng thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây vẫn đang sở hữu các chiến đấu cơ có từ thời Liên Xô. Trong khi MiG-21 của Romania và Su-22 của Ba Lan là những mẫu thiết kế cũ hơn mà Ukraine không sử dụng, thì MiG-29 – được Ukraine sử dụng với số lượng lớn – cũng được một số nước như Ba Lan, Bulgaria và Slovakia tin dùng.

Mig-29 là mẫu chiến đấu cơ tầm thấp hơn và nhẹ hơn so với Su-27 hay Su-24, nhưng lại được Liên Xô xuất khẩu nhiều hơn, bởi vậy mà nó được sử dụng rộng rãi ở Đông Âu. Cả các nước châu Âu lẫn Ukraine đến nay vẫn phải dựa vào các biến thể có từ những năm 1980 của MiG-29, lạc hậu hơn nhiều so với những máy bay hiện đại của Nga.

Gửi những chiếc MiG-29 để viện trợ cho Ukraine vẫn là điều gây tranh cãi vì một số lý do. Hiện vẫn chưa rõ số máy bay này sẽ được các nước châu Âu đưa vào Ukraine như thế nào, liệu phi công các nước khác sẽ lái chúng có chịu rủi ro bị máy bay Nga bắn hạ hay không, và liệu các phi công Ukraine có được cử đến Ba Lan để lái chúng hay không?

Thêm nữa, trong lúc mà nhiều căn cứ không quân của Ukraine đã bị phá hủy, MiG-29 – vốn không cần có đường băng dài để cất cánh – cũng khó có thể được triển khai trên lãnh thổ nước này. Cũng có quan ngại cho rằng, nếu MiG-29 được triển khai ở Ba Lan, những sân bay của nước này có thể trở thành mục tiêu không kích của Nga.

Giới truyền thông Nga đã nhấn mạnh rằng, những chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 có thể được các nước châu Âu chuyển cho Ukraine, nhưng có khả năng thông tin này không chính xác bởi Ukraine là nước duy nhất ở châu Âu còn duy trì mẫu máy bay này, và ngoài 2 chiếc Su-27 mà Mỹ chuyển từ Belarus về phục vụ thử nghiệm trong những năm 1990, thì không có một nước phương Tây nào còn sử dụng nó.

Có khả năng chỉ có một số lượng nhỏ MiG, mang tính chất tượng trưng, sẽ được các nước châu Âu viện trợ cho Ukraine như một biện pháp để tăng sức mạnh không quân cho nước này. Và những chiếc máy bay đó chủ yếu đến Ba Lan, quốc gia ở châu Âu có quan điểm cứng rắn nhất đối với Nga.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới