Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ có ảnh hưởng địa chính trị lớn nhờ sáng kiến ‘Vành...

TQ có ảnh hưởng địa chính trị lớn nhờ sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’?

Đã gần 8 năm kể từ khi Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ĐCSTQ – dự án cơ sở hạ tầng được đánh giá là tham vọng nhất trong lịch sử hiện đại – được đưa ra.

Chúng ta sẽ phân tích những mục tiêu ban đầu của nó là gì và tình trạng của một số dự án đã được khởi động để xem liệu chính quyền cộng sản Trung Quốc có đạt được mục đích mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới hay không.

Năm 2013, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tuyên bố khởi động BRI như một dự án mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các quốc gia thông qua các khoản đầu tư triệu đô vào cơ sở hạ tầng, xây dựng đường sắt, cảng, thành phố, nhà máy điện, đập, đường sá, v.v.

Sáng kiến ​​này hy vọng sẽ tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu, băng qua châu Phi, đồng thời mang lại lợi ích cho các quốc gia khác dọc tuyến đường bằng nguồn thu thuế và cuối cùng thu hút những nhà đầu tư mới với sự gia tăng dân số và cơ sở hạ tầng của những điểm chiến lược này.

Một số phân tích báo chí chỉ ra rằng triển vọng tăng GDP lên tới 5% nhờ áp dụng sáng kiến ​​này là một trong những động lực chính thúc đẩy các nước tham gia BRI.

Bàn về tỷ lệ, đại đa số các phương tiện truyền thông đều đưa tin rằng các khoản đầu tư BRI chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Tuy nhiên con số này chỉ đơn giản là kết quả khi cộng tổng sản phẩm quốc nội của các nước tham gia và nó chỉ là một con số tượng trưng. Tương tự, 65% dân số thế giới có liên quan đến dự án này cũng là tổng dân số của các nước tham gia. BRI sẽ sử dụng 75% năng lượng dự trữ.

Nhưng theo phân tích của tác giả Wade Shepard tạp chí Forbes, tính xác thực của những con số này rất đáng nghi vấn vì không có chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) nào được công bố công khai, không có thể chế hóa, không có biên bản thành viên chính thức, không có điều lệ sáng lập và cũng không có mốc thời gian phát triển nào được đưa ra – điều vốn cần phải có và không chỉ là trong vài năm tới, mà là trong nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ tới.

Nói cách khác, BRI thiếu các tài liệu công khai hoặc các quy tắc được thiết lập cho phép giám sát bởi các bên thứ ba hoặc các cơ quan độc lập nhằm đánh giá hiệu quả của dự án cả về tính kinh tế lẫn tính khả thi trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, dựa vào “lý lịch” của chính quyền cộng sản Trung Quốc, có lẽ đây chính là chủ ý của nó.

Có thể đưa ra một ví dụ, quốc gia Nam Mỹ Argentina đã “chính thức” tham gia sáng kiến ​​Vành đai và Con đường vào tháng Hai và các phương tiện truyền thông chỉ đăng tải thông tin ngắn gọn rằng hai nước “đã ký một biên bản ghi nhớ”.

Sự thiếu minh bạch của sáng kiến ​​đã bị các nhà nghiên cứu, các chính phủ và giới báo chí chỉ trích khi đánh giá tổng thể BRI.

Shepard cũng đặt vấn đề về sự mập mờ trong việc xác định dự án nào thuộc BRI vì hiện tại, thậm chí nhiều quốc gia ở Nam và Trung Mỹ đã công bố các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng như một phần của BRI, nhưng trên thực tế, chúng không liên quan gì đến việc kết nối châu Á với châu Âu, mà dường như chúng là một phần trong kế hoạch bành trướng trên toàn thế giới của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới