Friday, January 10, 2025
Trang chủThâm cung bí sử15 năm tù dành cho một quan chức TQ đã từng bức...

15 năm tù dành cho một quan chức TQ đã từng bức hại Pháp Luân Công và biển thủ hàng triệu đô la

Một cựu quan chức cấp tỉnh ở Trung Quốc, người đã từng được hưởng nhiều đặc quyền và đặc lợi do đã nhiệt tình trực tiếp chỉ đạo việc trấn áp quảng đại quần chúng thiền định ôn hòa, giờ đây phải ăn năn hối tiếc vì đã ngu muội tuân thủ theo đường lối của ĐCSTQ.

Quách Hữu Minh, một quan chức đã đạt được rất nhiều thành tích trong sự nghiệp của mình bằng cách tích cực tham gia vào việc đàn áp môn tu luyện tâm linh Pháp Luân Công, đã vừa bị kết án 15 năm tù vì tội hối lộ sau 2 năm điều tra, tòa án đã ra quyết định công bố vụ án này vào ngày 9 tháng 12.

Vào năm 2013, ông Quách, 61 tuổi đã bị sa thải khỏi vị trí Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc  – quê hương của ông, chỉ trong vòng 16 tháng sau khi lên nhậm chức. Và vừa mới đây, Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Nam Dương đã tuyên án ông.

Quách Hữu Minh, Phó chủ tịch tỉnh trực thuộc Trung ương Hồ Bắc vào ngày 12 tháng 10 năm 2011 (STR/AFP/Getty Images)

Một nguồn tin giấu tên tại Ủy ban Chống tham nhũng của ĐCSTQ tại địa phương này đã nói với đài truyền hình Tân Đường Nhân, trụ sở tại New York, rằng sự ngã ngựa của Quách có liên quan chặt chẽ tới những hoạt động của ông trong khi còn là Thị trưởng Nghi Xương, một thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, nằm gần đập Tam Hiệp.

Đặc biệt, khi Quách còn là thị trưởng Nghi Xương từ năm 2004 đến 2011, ông ta đã dính líu tới Công ty TNHH Tráng và Mạ Kẽm Tam Hiệp, nơi ông quản lý một khoản đầu tư khoảng 20 tỷ nhân dân tệ (3,11 tỷ USD). Công ty này là công ty lớn thứ hai ở tỉnh Hồ Bắc và nó đã bị phá sản, Quách đã bỏ trốn cùng với 1,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 218 triệu USD), theo thời báo Mạng lưới Kinh doanh Trung Quốc.

Tòa án cho biết rằng, trong một buổi điều trần vào ngày 30 tháng 6, Quách đã “nhận tội và hối hận về những tội ác của mình“.

Lão luyện trong việc tra tấn

Nhưng hồ sơ tội ác của Quách thì dày đặc hơn nhiều so với những gì mà ĐCSTQ thừa nhận thông qua phán quyết của tòa án.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bắt đầu vào năm 1999 theo lệnh của lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó – Giang Trạch Dân. Trong giới quan chức Trung Quốc, một điều hiển nhiên rất dễ nhận thấy là nếu ai đó giữ vững lập trường của mình trong việc ra sức đàn áp thì chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ Trung ương Đảng. Những nhân vật điển hình đã bị bắt như Chu Vĩnh Khang, từng là người đứng đầu cơ quan an ninh của Đảng, luôn hỗ trợ và thực thi các chính sách của Giang.

Hình ảnh này được lấy từ video được CCTV Trung Quốc phát hành, Chu Vĩnh Khang, trước đây là thành viên thuộc Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ phụ trách an ninh, ngồi trong một phòng xử tại Tòa án Nhân dân Trung Cấp số 1 Thiên Tân tại Thiên Tân, Trung Quốc vào thứ Năm ngày 11 tháng 6 năm 2015 (AP Photo/CCTV via AP Video).

Vào tháng 3 năm 2004, theo sau chuyến thăm của Chu Vĩnh Khang vào tháng trước đó, người dân Nghi Xương đã đọc đươc các tin tức nói rằng Thị thưởng và Bí thư ĐCSTQ Quách Hữu Minh tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn hơn nữa đối với các học viên Pháp Luân Công.

Những báo cáo trên Minghui.org – trang thông tin chính thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công – đã chỉ ra rằng các học viên tại Nghi Xương đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ dưới bàn tay của các nhà chức trách trong suốt nhiệm kỳ của Quách. Số liệu thống kê danh sách chưa đầy đủ cho thấy ít nhất 7 người đã bị giết. Riêng số lượng những học viên bị tra tấn, bị thương, tàn tật hay mất trí khi bị giam giữ thì vẫn chưa thống kê được.

Một trường hợp điển hình, một người phụ nữ tên Shen Ju, 34 tuổi, đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công từ năm 1997, cô đã bị giam giữ nhiều lần, nhưng không liên tục. Trong khi bị giam, cô đã gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe do bị ngược đãi trong thời gian dài. Vào năm 2006, cô đã chết trong bệnh viện sau khi rơi vào tình trạng hôn mê.

Trung tâm giam giữ số 1 của quận Di Lăng, Nghi Xương đã bắt giữ các học viên bất hợp pháp, mà không theo thủ tục pháp lý nào cả, trang Minghui.org cho biết. Nhiều người đã bị buộc phải làm việc nặng nhọc trong những hình thức đối xử cực kỳ vô nhân đạo. Đối với những người có điều kiện kinh tế tốt, các trung tâm giam giữ đã phối hợp với các cơ quan của ĐCSTQ để tống tiền thân nhân [của các học viên] số tiền lên đến hàng ngàn hay hàng chục ngàn nhân dân tệ (tương đương với hàng trăm hay hàng ngàn đô la).

Một học viên bị giam giữ tại trung tâm này nhớ lại việc mình đã bị ép uống những loại thuốc để chữa một căn bệnh mà mình không bị. “Nếu tôi từ chối, cảnh sát sẽ gọi người giám sát đến để buộc tôi phải uống thuốc trong phòng tắm”.

Thăng chức và rớt đài

Sau khi thực hiện tốt lời tuyên bố chống phá Pháp Luân Công, Quách Hữu Minh đã nhận được sự trọng dụng mà ông mong muốn. Vào năm 2012, ông được thăng chức trở thành phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc với sự ủng hộ của Chu Vĩnh Khang, tờ Mingjing News tiếng Hoa ở hải ngoại đưa tin.

Sự nghiệp của Quách và những quan chức khác giống như ông bắt đầu sụp đổ vào năm 2013, khi ông Tập Cập Bình đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo ĐCSTQ sau Đại hội Toàn Quốc lần thứ 18.

Một cuộc đấu tranh chính trị đằng sau hậu trường đã và đang được tiến hành nhằm chống lại các đồng minh chính trị đã về hưu của Giang Trạch Dân, kể cả Chu Vĩnh Khang. Tập Cập Bình đã củng cố quyền lực của mình bằng cách thanh trừng hàng trăm ngàn cán bộ, nhân viên quân sự và đảng viên thông qua một chiến dịch chống tham nhũng với quy mô rất lớn.

Vào năm 2014, Chu Vĩnh Khang đã bị điều tra và bị khai trừ khỏi ĐCSTQ. Một năm sau đó, ông bị kết án chung thân vì tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.

Và những cái đuôi, ăn theo C

RELATED ARTICLES

Tin mới