Sau khi Liên xô tan vỡ, chiến tranh lạnh kết thúc Thế giới trở thành đơn cực, Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới cả về kinh tế và quân sự. Mỹ thao túng thế giới, can thiệp vào nội bộ nhiều nước, áp dụng cấm vận các nước không tuân thủ sự chỉ đạo của Mỹ.
Nhưng rồi Trung Quốc vươn lên thành cường quốc số 2 về kinh tế, đe dọa trực tiếp vị trí số 1 của Mỹ. Còn nước Nga đã phục hồi kinh tế, tăng cường đầu tư vào quân sự, khôi phục vị trí cường quốc về quân sự cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Chính vì vậy, để bảo vệ vị trí số 1 của mình Mỹ đã liên tục ra nhiều đòn trừng phạt kinh tế với cả Trung Quốc lẫn Nga.
Ở Châu Âu liên minh EU có tiềm lực kinh tế chung còn lớn hơn cả Mỹ, đồng tiền chung Euro đe dọa vị trí của đồng đô la. Mỹ vừa muốn các nước EU phải chịu sự chỉ đạo của Mỹ, vừa muốn EU cùng Mỹ hạn chế sự vươn dậy của nước Nga. Nhưng đa số các nước châu Âu lại phụ thuộc vào tài nguyên của nước Nga đặc biệt là về khí đốt, dầu mỏ và than đá. Nội bộ EU đối với Nga thái độ mỗi nước có khác nhau. Đức muốn giữ quan hệ kinh tế bình thường với Nga vì họ phụ thuộc tới 40% khí đốt của Nga. Còn nước Nga muốn ở Đức về công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính có thể đầu tư vào Nga. Pháp vừa là đồng minh vừa là đối thủ với nước Đức. Trước đây Pháp vẫn muốn Liên xô ngăn chặn sự thống nhất nước Đức vì không muốn nước Đức thống nhất sẽ trở thành cường quốc kinh tế số 1 châu Âu. Chính vì thế cả Đức và Pháp đều không muốn Ukraine gia nhập EU và NATO để làm mất lòng Nga.
Trước thực tế đó, Mỹ đã tìm cách lôi kéo Ukraine, biến nước này trở thành lực lượng trực tiếp đối đầu với Nga. Mỹ tìm cách lật đổ chính phủ thân Nga, lập chính phủ thân Mỹ ở Ukraine và hối thúc các nước để Ukraine gia nhập EU và NATO. Chính quyền hiện tại của Ukraine cũng liên tục hối thúc EU để họ trở thành thành viên. Nếu điều này xảy ra thì an ninh của nước Nga bị uy hiếp sát vách và nước Nga cũng đồng thời bị thiệt hại về kinh tế.
Đòn tấn công của Nga vào Ukraine với mong muốn Ukraine trở thành nước trung lập và phi quân sự hóa. Đây là cơ hội tuyệt vời để Mỹ yêu cầu các nước EU cùng Mỹ chống lại sự trỗi dậy của nước Nga. Bằng việc hỗ trợ vũ khí và tài chính cho Ukraine và đòn cấm vận nhiều lĩnh vực kinh tế với Nga, Mỹ hy vọng nước Nga sẽ bị cô lập và suy yếu.
Các nước EU vừa đồng tình với Mỹ nhưng cũng dùng dằng việc cấm vận vì họ chính là những nước cũng sẽ bị thiệt hại lớn về kinh tế nếu cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga. Nhiều nước EU đang mua dầu mỏ, khí đốt, than đá giá rẻ vận chuyển gần và dễ dàng từ nước Nga, nếu buộc phải ngừng thì không dễ tìm nguồn thay thế vì giá thành lại rất cao.
Vì vậy, cuộc chiến ở Ukraine chỉ có Mỹ là nước được hưởng lợi nhiều nhất, họ sẽ làm cho nước Nga suy yếu về kinh tế và không thể cạnh tranh vị trí số 1 với Mỹ về quân sự. Sau đó họ có thể tập trung làm suy yếu kinh tế của Trung Quốc.
Các nước EU có thể được lòng Mỹ nhưng cũng sẽ chịu nhiều tổn thất về kinh tế.
Còn Ukraine là nước sẽ chịu thiệt thòi nhất khi tự biến mình thành chiến trường, thiệt hại khổng lồ về kinh tế và kiệt quệ về quân sự.
H.L