Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ tìm cách đối phó với nạn "kinh doanh đểu" của TQ

Mỹ tìm cách đối phó với nạn “kinh doanh đểu” của TQ

Các hành vi phi thị trường và hạn chế cạnh tranh của Trung Quốc là một mối lo ngại kéo dài đối với Mỹ và các đồng minh, nhất là khi các nước này vẫn chưa tìm ra cách đối phó hiệu quả. Mỹ và đồng minh cần phối hợp với nhau và tìm ra các biện pháp mới trước những hoạt động kinh doanh tiêu cực và ác ý của Trung Quốc.

Logo Huawei ở mặt bên của tòa nhà chính tại khuôn viên sản xuất của công ty này vào ngày 25/04/2019 ở Đông Quan, gần Thâm Quyến, Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có các hành vi hạn chế cạnh tranh và chống lại thị trường tự do trên quy mô toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng Mỹ thiếu các công cụ phi an ninh để bảo vệ lợi ích của mình.

Hành vi kinh doanh tiêu cực và ác ý của Trung Quốc kéo dài dai dẳng

Emily Kilcrease, thành viên cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ Mới, một tổ chức tư vấn tập trung vào an ninh, cho biết: “Các hành vi chủ yếu của Trung Quốc, như cưỡng bức chuyển giao công nghệ, hạn chế tiếp cận thị trường và trợ cấp công nghiệp, đã là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ kể từ trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.

“Tuy nhiên, hai mươi năm trôi qua, Trung Quốc thậm chí đã tăng cường thay vì thay đổi các hành vi này và đã không thực hiện được lời hứa khi gia nhập WTO là hướng tới một nền kinh tế thị trường tự do. Nước này đã mở rộng các biện pháp phi thị trường để bao gồm việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ (IP) qua mạng, giành giật nhân tài, lợi dụng môi trường học thuật cởi mở của Mỹ và cưỡng bức kinh tế”.

Bà Kilcrease đã đưa ra bình luận trong phiên điều trần của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung Quốc, một cơ quan cố vấn của Quốc hội, về các vấn đề liên quan đến các hành vi thương mại tiêu cực và đôi khi là có ác ý của ĐCSTQ.

Bà nói rằng ở Mỹ ngày càng có nhiều cái nhìn bi quan liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc. Cũng có ngày càng nhiều sự giận dữ về việc các lãnh đạo của đất nước không thể đối phó lại các hành vi hạn chế cạnh tranh của Trung Quốc.

“Cái nhìn của Mỹ về các hoạt động đổi mới phi thị trường của Trung Quốc ngày càng bi quan, vì những hành vi này kéo dài dai dẳng và Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác vẫn chưa phát triển được cách đối phó hiệu quả đầy đủ để đảm bảo rằng các công ty và người lao động của chúng ta có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng,” bà Kilcrease nói.

Mỹ và đồng minh nên phát triển những biện pháp mới để chống lại các hành vi ác ý của Trung Quốc

Để đạt được mục tiêu đó, bà Kilcrease nói rằng Mỹ sẽ “dựa nhiều vào các biện pháp phòng thủ tập trung vào an ninh của quốc gia” như kiểm soát xuất khẩu và sàng lọc đầu tư trong cuộc chiến chống lại nạn trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ tràn lan và thâu tóm bằng tài chính một cách bí mật. Bà cũng khuyến nghị rằng Mỹ nên tìm cách phát triển các biện pháp phi an ninh để chống lại các hành vi của ĐCSTQ trên thị trường.

“Mỹ nên phát triển các phương pháp tiếp cận khác để giải quyết những lo ngại đối với các hoạt động phi thị trường của Trung Quốc không có mối liên hệ với khái niệm an ninh quốc gia được mở rộng và nên coi việc sử dụng các biện pháp an ninh quốc gia chỉ là một phần của chiến lược toàn diện nhằm đối phó các hoạt động đổi mới phi thị trường của Trung Quốc”, bà Kilcrease nói.

Tuy nhiên, đáng chú ý là, bà Kilcrease nói rằng các cuộc đàm phán trực tiếp với ĐCSTQ có thể sẽ mang lại rất ít lợi ích, vì chính quyền này coi việc Mỹ hiện không có khả năng chống lại hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế là một lợi thế.

“Các cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, tại thời điểm này, có ít khả năng sẽ mang lại kết quả có ý nghĩa”, bà Kilcrease nói. “Trung Quốc có rất ít động cơ để tuân thủ các quy tắc ràng buộc yêu cầu một sự thay đổi lớn đối với một hệ thống mà họ tin rằng đang phục vụ các mục đích kinh tế và chính trị của họ”.

Do đó, bà khuyến nghị rằng Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ – EU nên cùng hợp tác để xây dựng một cơ chế đa phương mới để kiểm soát đầu tư và xuất khẩu.

“Một cơ chế mới phải cung cấp cho Mỹ và các đối tác và đồng minh của họ một diễn đàn để phối hợp kiểm soát xuất khẩu phục vụ một loạt các mục tiêu chiến lược, bao gồm cả những mục tiêu cụ thể đối với Trung Quốc, Nga hoặc các quốc gia cần quan tâm khác”, bà Kilcrease cho biết.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới