Ngoài việc ngã ngựa vì tham nhũng, gần đây hiện tượng đột quỵ của các quan chức ĐCSTQ cũng thu hút sự chú ý của dư luận. Vấn đề không nhỏ, vì dường như nó ngày càng phổ biến và có xu hướng lây lan lên tới các quan chức cao cấp trong chính quyền.
Ngày 16/1, ông Vương Quỳnh, Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị thành phố Trùng Khánh của ĐCSTQ, đã ngất xỉu trong khi đọc báo cáo tại hội nghị thường niên của thành phố. Mọi người có mặt tại đó được một phen xôn xao. Ông Vương được cho là bị đột quỵ vì các vấn đề về tim và mạch máu não. Các quan chức Trùng Khánh xác nhận với bên ngoài rằng vào ngày 17/1, ông Vương vẫn đang được theo dõi trong bệnh viện, sức khỏe đã không còn trong tình trạng nghiêm trọng.
Vụ việc của ông Vương được coi là tái diễn hình ảnh của Chủ tịch chính quyền Nội Mông ông Bố Tiểu Lâm cách đây 1 năm. Tháng 8 năm ngoái ông Bố bị thiên chuyển cho nghỉ việc, ngoài lý do sức khỏe đương nhiên cũng có thể liên quan đến các vấn đề nội bộ như mất chỗ dựa… Ông Vương Quỳnh là thành viên dự khuyết của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ khóa 19, còn ông Bố Tiểu Lâm là Ủy viên Ban chấp hành trung ương.
Ngày 19/1, tờ Minh Báo của Hồng Kông lại đưa tin, ông Dương Đông Kỳ, phó bí thư tỉnh ủy, người được cho là sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Sơn Đông, cũng vì vấn đề sức khỏe mà bị thay thế bởi ông Cát Tuệ Quân, Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Chiết Giang. Trước đó, chiều 11/1, ông Dương còn đến ủy ban y tế tỉnh Sơn Đông điều tra và hướng dẫn công tác phòng dịch Covid 19.
Gần đây, có nhiều thông tin lan truyền về các quan chức cấp cao mắc bệnh hoặc qua đời khi được bổ nhiệm. Ví dụ, Trần Toàn Quốc, ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm đã bị cách chức bí thư Tân Cương vào cuối năm ngoái, từ lâu đã được lan truyền có vấn đề về sức khỏe. Trong một hội thảo dành cho các quan chức cấp cao ở cấp tỉnh và cấp bộ gần đây, ông Trần ngồi cạnh ông Hồ Xuân Hoa, Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề nông thôn.
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ sáu của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 11 năm ngoái, ông Viên Thự Hồng, Ủy viên Ban chấp hành trung ương, nguyên thư ký tổ đảng của Bộ Tư pháp, đã vắng mặt giống như ông Bố Tiểu Lâm vì sức khỏe kém. Ông Viên thôi giữ chức Bí thư trung ương Đảng và Thứ trưởng Bộ tư pháp tháng 8 năm 2021 vì lý do sức khỏe.
Ông Quan Khánh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19, Chủ tịch Tổng công ty Cơ khí Xây dựng Nhà nước Trung Quốc, kiêm bí thư đảng đoàn, đã bị miễn nhiệm khỏi vị trí của mình trong Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc vào tháng 9 năm 2019 do bệnh tật. Đến ngày 6 tháng 3 năm 2020, ông này qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 55 qua đời vì điều trị ung thư não.
Trong phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương năm 2019, có thông tin ông Nhậm Học Phong, cựu Phó Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị đồn nhảy lầu tự tử. Thông báo chính thức cho biết ông Nhậm “không may qua đời do bệnh tật”, nhưng điều lạ là không đưa ra cáo phó hay tổ chức tang lễ truy điệu.
Ông Vương Hiểu Đông, chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, từng bị cáo buộc là một trong những thủ phạm che giấu dịch bệnh, đã bị cách chức vào tháng 5 năm ngoái và được điều động đến Ủy ban toàn quốc của Chính hiệp Trung Quốc vào tháng 6. Có tin đồn ông này bị đột quỵ vào tháng 9 năm 2020, phải nhập viện trong tình trạng không nói chuyện được.
Các quan chức của ĐCSTQ đặc biệt là cán bộ cấp tỉnh và cấp bộ trở lên vốn sống trong nhung lụa nhưng lại có nhiều người đột nhiên xuất hiện vấn đề về sức khỏe. Một mặt, theo cách nói của dân gian, có thể là báo ứng vì làm quá nhiều điều xấu. Mặt khác cũng là do đời tư không tiết chế, dâm loạn và rượu bia quá độ làm tổn thương tới sức khỏe.
Nghiện rượu là tình trạng phổ biến trong nội bộ quan chức ĐCSTQ. Trong chốn quan trường có nhiều người ham mê ăn nhậu. Mao Đài là loại rượu được ưa chuộng nhất. Trong giới quân nhân và quan chức có nhiều người nghiện rượu và thường uống rất nhiều. Những năm gần đây thường xuyên xảy ra những vụ án mạng liên quan đến rượu bia.
Chẳng hạn, cuối tháng 9/2017, ông Hoàng Hồng Phi, chính ủy tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D tiên tiến nhất Nam Kinh, thuộc Hạm đội Biển Hoa Đông của hải quân Trung Quốc, sau khi ăn nhậu tại nhà hàng cao cấp tại Chiết Giang thì bị say rượu, nôn mửa dẫn tới nghẹt thở và tử vong.
Không ít quan chức cao cấp mắc bệnh đã tạo thành một chính quyền bệnh tật, đây chính là nguy cơ khủng hoảng của ĐCSTQ. Thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 11 năm ngoái cho thấy, có 197 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và 151 Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương tham dự cuộc họp, đây là lần có số thành viên tham dự ít nhất trong năm năm qua.
Ủy ban Trung ương là tổ chức cấp cao nhất của ĐCSTQ, được gọi là Ủy ban Trung ương Đảng, hạt nhân là ông Tập Cận Bình. Số lượng thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tăng và giảm, theo một nghĩa nào đó, tương ứng với số mệnh quyền lực chính trị.
Những người không tham dự có thể chết vì bệnh tật, bao gồm cả cái chết bất thường, hoặc bị cách chức để điều tra. Ví dụ, Trịnh Hiểu Tùng, giám đốc văn phòng liên lạc trung ương ở Macau, đã chết tại nơi ở của mình ở Macau vào ngày 20 tháng 10 năm 2018. Chính phủ nhanh chóng tuyên bố ông ta bị trầm cảm, nhưng có thông tin ông ta đã bị quan chức của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương thẩm vấn.
Đồng thời việc hưởng thụ các đặc quyền kinh tế của giới quyền quý ĐCSTQ từ lâu đã bị phê bình. Lãnh đạo Trung Cộng dùng tiền của người dân để nuôi dưỡng những quan chức bệnh tật mà vốn là những người phạm tội. Nếu người dân Trung Quốc thực sự hiểu được, chẳng phải sẽ làm phản sao?
Tập Cận Bình tức giận chỉ trích các quan chức mắc bệnh nặng không báo cáo. Điều này cũng có thể liên quan đến việc che giấu bệnh. Vì thăng quan tiến chức giấu giếm bệnh tình nơi quan trường là tình trạng không hề hiếm thấy.
“Liêm Chính liễu vọng’, kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ từng đưa tin, ông Trần Xuyên Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn Tây kiêm Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, người bị “ngã ngựa” ngày 23 tháng 8 năm 2014, đã sớm mắc bệnh ung thư dạ dày từ khi làm phó tổng giám đốc tập đoàn gang thép Thái Nguyên.
Ông ta sợ một khi công khai sẽ không có hy vọng thăng tiến, nên luôn bí mật điều trị cho tới khi được thăng chức làm tổng giám đốc, mới công khai bệnh tình. Sau đó, vừa trị bệnh vừa thăng tiến bước vào giai cấp quý tộc. Năm 46 tuổi lên làm phó chủ tịch tỉnh, hai năm liên tiếp được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương.
Ngày 22 tháng 1 năm 2016, ông Từ Châu Bảo, 57 tuổi, phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông, trưởng phòng công an “từ chức”. Các kênh truyền thông đại lục đưa tin, năm 2014, ông Từ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tuy nhiên để được lên chức phó phòng, ông ta đã che giấu tình trạng bệnh của mình. Tháng 11 năm đó, ông được thăng làm phó tỉnh trưởng. Sau đó, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, khiến ông phải thường xuyên ra vào viện.
Đầu tháng 1 năm 2016, truyền thông nhà nước đưa tin, tại phiên họp toàn thể lần thứ năm của Uỷ ban kiểm tra kỷ luật trung ương ĐCSTQ khóa 18, ông Tập Cận Bình đã chỉ trích, “Một số đồng chí mắc bệnh nặng không báo cáo, che giấu với tất cả mọi người, cuối cùng khi bệnh tình nguy kịch tổ chức vẫn không biết, mọi công tác vì thế đều không làm được… ”. Người bị phê bình nhưng không nêu rõ danh tính này chính là ông Từ.
Khủng hoảng lớn nhất là trong quân đội – các tướng lĩnh dẫn đầu đều giấu diếm bệnh tình. Tuy nhiên điều khiến Tập Cận Bình lo lắng hơn cả là việc các tướng lĩnh cầm quân đều giấu bệnh. Điều này không chỉ là vấn đề “không làm được công việc”.
Ngày 21 tháng 10 năm 2021, ĐCSTQ chính thức xác nhận, thượng tướng Trương Húc Đông, cựu tư lệnh chiến khu Tây Bộ, đã qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 58 vào ngày 1 tháng 10 do bệnh tật.
Tháng 12 năm 2020 ông Trương mới được phong cấp tướng, và lần đầu chính thức đảm nhiệm tư lệnh chiến khu Tây Bộ. Đến ngày 5 tháng 7 năm 2021, ông Từ Khởi Linh, tư lệnh lục quân chiến khu Tây Bộ được thăng chức thượng tướng thay ông Trương, còn ông Trương Húc Đông chuyển sang làm ủy viên chuyên trách Ủy ban kế hoạch chiến lược của quân ủy trung ương. Có thông tin cho hay, sau khi nhận được thông báo bổ nhiệm chức tư lệnh chiến khu Tây Bộ hai tháng, ông xin nghỉ việc về Bắc Kinh dưỡng bệnh.
Tuy nhiên, ông Từ Khởi Linh người kế nhiệm của ông thông báo, ông Trương mắc bệnh ung thư, chỉ sau hai tháng giữ chức Tư lệnh chiến khu Tây Bộ liền quay về Bắc Kinh giữ chức Phó Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên quân của quân ủy trung ương. Đây không phải là chức vụ có quyền lực thực sự.
Tình hình chính sự cả bên trong và bên ngoài chính quyền ĐCSTQ đang có nguy cơ chuyển biến xấu. Việc nắm chặt “nòng súng” và kêu gọi chiến tranh là những sợi dây cứu mạng để chuyển hướng trọng tâm của cuộc khủng hoảng. Nếu người chỉ huy tối cao của quân đội che giấu bệnh nặng để thăng chức, đó là điều đại kỵ lớn trong quân đội, có thể khiến cho cả quân đội đi tới nghĩa địa.
Không chỉ vậy, các quan chức giấu giếm bệnh tình để thăng chức, thậm chí các bộ phận cấp trên phụ trách việc đề bạt cũng bị nghi ngờ là không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không trung thành.
T.P