Chiến dịch ‘không Covid’ của Trung Quốc không chỉ gây thêm hoạ ‘đứt gãy chuỗi cung ứng’ cho toàn cầu mà còn cả nền sản xuất, dịch vụ của nước này. Hoạt động sản xuất và dịch vụ bị thu hẹp tệ nhất trong hai năm qua, vượt quá cả dự báo của các nhà kinh tế.
Chỉ số PMI sản xuất (do NBS công bố chính thức) của Trung Quốc trong tháng 4/2022, chỉ số đo lường mức thu hẹp hoặc mở rộng sản xuất theo đơn hàng, đã thu hẹp mạnh nhất trong 2 năm qua, ở mức 47,4 điểm, giảm hai điểm so với mức 49,5 điểm của tháng 3/2022.
Chỉ số PMI ở mức 50 điểm là sản xuất không thu hẹp hay mở rộng, dưới 50 điểm là sản xuất bị thu hẹp và trên 50 điểm được xem là mở rộng quy mô.
Như vậy đây là tháng thứ hai liên tiếp, nền sản xuất của Trung Quốc đã bị thu hẹp đơn hàng. Đáng nói là tốc độ thu hẹp đã cao nhất kể từ tháng 2/2020. Nguyên nhân dễ thấy là do chính sách phong toả khắc nghiệt của Bắc Kinh vì theo đuổi ‘không Covid’.
Sản lượng sản xuất tháng Tư chỉ còn 44,4 so với mức 49,5 điểm trong tháng Ba. Đơn đặt hàng mới chỉ còn 42,6 vào tháng Tư so với mức 48,8 trước đó. Đơn đặt hàng xuất khẩu thậm chí còn giảm mạnh hơn, chỉ còn 41,6 điểm vào tháng Tư so với 47,2 vào tháng Ba.
Trong khi đơn hàng thu hẹp, sản xuất bị suy giảm nhưng giá cả, chi phí đầu vào vẫn tăng mạnh trong tháng Tư so với tháng Ba (64,2 so với 66,1) trong khi chi phí đầu ra tăng nhẹ hơn (54,4 so với 56,7). Trong tương lai, tâm lý kinh doanh tiếp tục suy yếu (53,3 vào tháng 4/2022 so với 55,7 tháng 3/2022).
Khu vực phi sản xuất thậm chí còn suy giảm mạnh hơn. Chỉ số PMI cho khu vực này đã giảm xuống 41,9 vào tháng 4/2022 từ mức 48,4 của tháng 2/2022; đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp bị thu hẹp.
T.P