Thursday, December 26, 2024
Trang chủQuân sựLính Ukraine phạm quá nhiều tội ác

Lính Ukraine phạm quá nhiều tội ác

Gần đây, những người lính đánh thuê phương Tây vừa thoát khỏi chiến trường Ukraine trở về nước, đã lên tiếng xác nhận chiến trường xung đột đang cực kỳ hỗn loạn. Các chiến binh nước ngoài không được cung cấp đủ vũ khí đạn dược cũng như thuốc men, thậm chí họ bị đẩy ra tiền tuyến giống như “bia đỡ đạn”.

Chiến binh đánh thuê người Pháp là Adrien Bocquet đã lên tiếng xác nhận giữa thực tế chiến trường khốc liệt tại Ukraine và lý tưởng chiến đấu là khác xa hoàn toàn.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hơn 1.700 binh sĩ Ukraine ở nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng kể từ ngày 16/5, sau khi Ukraine thông báo kết thúc nhiệm vụ chiến đấu ở Mariupol. Tuy nhiên thiếu tá Bohdan Krotevych, một chỉ huy của Tiểu đoàn Azov cùng các sĩ quan chỉ huy khác vẫn cố thủ trong nhà máy Azovstal, và tuyên bố tiếp tục chiến đấu.

Tiểu đoàn Azov được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zenlesky coi là biểu tượng của những “anh hùng” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, với kỷ lục 81 ngày bền bỉ kháng cự lại quân đội Nga trong điều kiện thiếu thốn vũ khí đạn dược, thuốc men và thực phẩm.

Chính quyền Kiev cho biết hơn 20.000 người nước ngoài từ 52 quốc gia đã cam kết giúp đỡ chống lại quân xâm lược Nga. Trong đó, có 400 chiến binh nước ngoài được cho là đang bị mắc kẹt trong nhà máy Azovstal – nơi được cho là điểm giao tranh thảm khốc nhất trong suốt ba tháng qua.

Tuy nhiên, đã có những chiến binh lên tiếng xác nhận rằng giữa thực tế và lý tưởng là hoàn toàn khác xa.

Chiến binh người Pháp: Có rất nhiều tội ác

Cựu binh người Pháp là Adrien Bocquet đã có ba tuần tham chiến ở Ukraine cho biết những gì anh ấy chứng kiến ở đó sẽ khắc sâu trong tâm trí anh mãi mãi. Khi trở về Pháp, Bocquet rất thất vọng khi biết rằng các kênh truyền thông liên tục gọi mời các chiến binh chưa từng đến Ukraine và không biết thông tin thực tế về những gì đang diễn ra ở đó.

Theo Daily telegraph, Adrian Bocquet là một cựu binh sĩ thuộc Quân đội Pháp đã có mặt ở Ukraine trong vai trò hỗ trợ nhân đạo y tế cho các bệnh viện và trại trẻ mồ côi, nhưng một số hỗ trợ này đã rơi vào tay quân đội Ukraine. Adrian Bocquet cũng tiết lộ những hành động tàn bạo ​​của Tiểu đoàn Azov – một lực lượng chiến đấu tân phát xít khét tiếng hoạt động dưới quyền Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Trả lời phỏng vấn với đài phát thanh Pháp Sud Radio, Adrien Bocquet cho biết anh đã chứng kiến ​​”rất nhiều tội ác chiến tranh”, và đều do binh lính Ukraine gây ra. Anh kể rằng đã nhìn thấy các tù nhân chiến tranh Nga bị đánh đập thậm tệ và bị trói trong một nhà kho. Các thành viên thuộc tiểu đoàn Azov đến hỏi họ xem ai là sĩ quan. Nếu là binh sĩ Nga sẽ bị bắn vào đầu gối bằng súng trường Kalashnikov. Nếu là các sĩ quan thì ngay lập tức bị bắn vào đầu. “Đó là cách nó diễn ra như vậy, chí ít là với tiểu đoàn Azov”, Bocquet nói.

“Ở đó, ngay tại hiện trường tôi đã nhìn thấy những tội ác chiến tranh. Tôi đã thấy rất nhiều tội ác chiến tranh. Những tội ác duy nhất tôi thấy trong những ngày tôi ở đó là đều do các lực lượng Ukraine gây ra”.

“Khi tôi trở lại Pháp, tôi đã vô cùng sốc trước những gì những người được mời tham gia các chương trình truyền hình phát biểu. Có một hố sâu tồn tại giữa những gì tôi nhìn thấy và nghe thấy trên tivi và những gì tôi nhìn thấy tại hiện trường. Đối với tôi, điều đó thật ghê tởm”. (video)

Bocquet đã bày tỏ lo ngại về việc châu Âu đang gửi vũ khí cho những người theo chủ nghĩa tân phát xít ở Ukraine. Tình nguyện viên này cho biết anh đã nhìn thấy các chiến binh của Tiểu đoàn Azov đang hoạt động trên khắp đất nước Ukraine, với phù hiệu của Đức Quốc xã SS gắn trên đồng phục của họ.

Chiến binh này cho biết anh đã phải đối mặt với 10 giờ căng thẳng bị các thành viên Tiểu đoàn Azo khám xét, tra hỏi. Cuối cùng Bocquet rời khỏi Ukraine qua ngả Slovakia trước khi đến Ba Lan để bắt máy bay trở lại Pháp.

Adrian Bocquet không phải là chiến binh nước ngoài duy nhất tại Ukraine công khai các tội ác chiến tranh bị nghi ngờ do lực lượng Ukraine gây ra. Tháng trước, một chiến binh người Đan Mạch cũng xác nhận với truyền thông rằng các binh sĩ Nga bị bắt đang bị hành quyết.

Video tù binh Nga bị tra tấn: Xác nhận do lính Ukraine thi hành

BBC cùng nhiều kênh dòng chính khác đã đưa tin về một video bạo lực được chia sẻ trên Telegram vào ngày 27/3. BBC cho biết họ đã xác nhận được qua vệ tinh vị trí xảy ra vụ tra tấn ở phía bắc thị trấn Dmitrovka thuộc khu vực Kharkiv.

Trong video, có thể thấy ít nhất ba người đàn ông mặc đồ rằn ri, trong đó có một người bị vết thương ở đầu và hai tay bị trói sau lưng, nằm chết bên cạnh người đàn ông thứ tư, đang thở nặng nhọc với chiếc áo khoác trùm kín đầu.

Theguardian mô tả: “Trong video giọng một người đàn ông hét lên: “Anh ta vẫn còn sống. Nhìn kìa, anh ta vẫn còn sống. Anh ta đang thở hổn hển”.

Một người lính sau đó bắn vào đầu anh ta hai lần. Anh ta tiếp tục di chuyển, vì vậy người lính bắn thêm một phát nữa, cho tới khi anh ta không nhúc nhích. Sau đó có người hét lên “Vinh quang cho Ukraine”. Một người đàn ông đáp lại: “Vinh quang cho các anh hùng.” Âm thanh kết thúc bằng giọng một người đàn ông nói: “Đừng đến vùng đất của chúng tôi.”

Những người bắt giữ có ký hiệu băng rôn màu xanh lam và vàng của Ukraine, trong khi những người bị bắn nằm dưới đất đeo băng tay màu trắng (ký hiệu của quân đội Nga). Cách các thi thể vài mét là chiếc xe chiến đấu bộ binh BMD-2 của Nga.

Ngày 13/5, truyền thông dòng chính nổi tiếng của Pháp là tờ Le Monde cùng các nhà điều tra độc lập – sau khi đối chiếu, phân tích đoạn video được cho là quay cảnh binh lính Ukraine bắn vào tù binh Nga – đã xác nhận tính xác thực của nó.

Le Monde cho biết ba tù nhân tay không vũ khí đã bị bắn ba phát súng. Những hình ảnh do nhà phân tích độc lập Erich Auerbach phát hiện và được Le Monde đối chiếu với các tư liệu hình ảnh khác có trên mạng, đã chứng minh rằng các thành viên tiểu đoàn Slobozhanshchyna của Ukraine đã có mặt tại hiện trường khi các tù binh Nga bị tra tấn.

Tờ Le Monde cho biết là chưa xác nhận chắc chắn ai trong tiểu đoàn Slobozhanshchyna là người nổ súng bắn 3 binh sĩ Nga, nhưng thủ lĩnh của nhóm là Andri Ianholenko đã có mặt trong video cùng với ba nạn nhân trước khi bị bắn. Khi được phóng viên Le Monde hỏi, Andri Ianholenko đã từ chối trả lời.

Le Monde viết: “Những hành vi như vậy bị nghiêm cấm bởi Công ước Geneva, trong đó đặt ra các quy tắc đối với binh lính địch bị bắt làm tù binh phải được tôn trọng, bảo vệ họ như những người lính của mình, không vi phạm, xử lý họ nếu cần thiết.”

Tiểu đoàn Azov: Lực lượng tân phát xít khét tiếng

Ngày 18/5, Bộ Quốc phòng Nga công bố có 1700 lính Ukraine trong nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng, và được đưa đến khu vực do Nga kiểm soát, sau khi chính quyền Kiev tuyên bố kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Mariupol.

Ngày 17/5, Tổng thống Zelensky tuyên bố các binh sĩ Ukraine đã “hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu”, “sơ tán” khỏi nhà máy Azovstal và ông gọi đây là “một ngày khó khăn”.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trong một tuyên bố cũng đã ca ngợi “Những người bảo vệ Mariupol là những anh hùng của thời đại chúng ta. Họ sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử. Điều này bao gồm đơn vị đặc biệt ‘Azov’, Lữ đoàn 12 của Vệ binh Quốc gia Ukraine, Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến…” (CNN)

Trong khi ấy, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin hôm 17/5 nói rằng, các thành viên Tiểu đoàn Azov là “tội phạm phát xít”, và đang xem xét khả năng áp lệnh cấm trao đổi tù binh nhà máy thép Azovstal, vì coi lực lượng này là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan chống Nga.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong khi chính quyền Tổng thống Zelensky ca ngợi tiểu đoàn Azov là anh hùng, thì chính quyền Putin lại coi nhóm này là mục tiêu cần tiêu diệt.

Lưu ý là, trước khi tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24/2, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ “phi quân sự hoá và phi Phát xít hoá Ukraine”, với mục tiêu tiêu diệt các lực lượng tân phát xít ở Ukraine, trong đó có “Tiểu đoàn Azov”.

Vậy “Tiểu đoàn Azov” là thế nào?

Theo Wikipedia, Tiểu đoàn Azov có nguồn gốc từ một nhóm cực đoan của đội bóng FC Metalist Kharkiv có tên “Sect 82”. Tiểu đoàn Azov được thành lập vào ngày 5/5/2014, khởi đầu là một đơn vị trực thuộc lực lượng Cảnh sát Tuần tra Đặc biệt (các tiểu đoàn tình nguyện do Bộ Nội vụ Ukraine quy định).

“Tiểu đoàn Azov” còn được gọi là “Chủ nghĩa tân phát xít”, với hệ tư tưởng tôn thờ quyền tối cao của người da trắng, thúc đẩy lòng căm thù và tấn công các nhóm dân tộc khác.

Nhiều thành viên thuộc chính đảng Patriot của Ukraine đã tham gia vào tiểu đoàn này. Tháng 9/2014, Tiểu đoàn Azov được “thăng” lên cấp trung đoàn của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Chỉ huy đầu tiên của “Tiểu đoàn Azov” là Andrei Biletsky, một người theo chủ nghĩa tối cao da trắng, từng tuyên bố rằng “nhiệm vụ quốc gia của Ukraine là “dẫn đầu các chủng tộc da trắng trên thế giới trong một cuộc thập tự chinh cuối cùng… nhằm loại bỏ các chủng tộc thấp kém khác (Untermenschen)”. (TheGuardian)

Chính tiểu đoàn Azov đã dẫn đầu cuộc tấn công của chính phủ hậu đảo chính năm 2014 vào các nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine, và chiếm lại thành phố Mariupol từ tay lực lượng ly khai. Andrei Biletsky cũng nổi tiếng tàn bạo khi lạm dụng tra tấn, phạm tội ác chiến tranh với quân nổi dậy ly khai ở miền đông nước này, nhưng lại được Tổng thống Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2019) là Petro Poroshenko khen ngợi.

Các lực lượng cực đoan như Tiểu đoàn Azov từ lâu đã được chính phủ Ukraine hỗ trợ và thậm chí còn nhận được viện trợ tài chính từ một số tài phiệt Ukraine như tỷ phú Igor Kolomoisky. Ngoài “Tiểu đoàn Azov”, còn có “Tiểu đoàn Ada” và “Tiểu đoàn Donbass” có tính chất phát xít tương tự – là lực lượng mà chính quyền Kiev sử dụng để đối phó với phe nổi dậy Ukraine.

Các logo của Tiểu đoàn Azov chính là “biến tấu” logo của Đức Quốc xã. Ví dụ, logo “Wolf Hook” của Tiểu đoàn Azov rất giống với logo của Sư đoàn 2 SS thuộc Lực lượng SS của Đức Quốc xã; Biểu tượng “Mặt trời đen”, tia chớp “SS”, hay chữ thập ngược đều lấy “cảm hứng” từ phát xít Đức…

Năm 2019, Trung tâm Soufan – nơi theo dõi các nhóm khủng bố và cực đoan trên khắp thế giới đã cảnh báo: “Tiểu đoàn Azov đang nổi lên như một nút thắt quan trọng trong mạng lưới cực đoan bạo lực cực hữu xuyên quốc gia… Một trong những Mục tiêu bao trùm của Tiểu đoàn Azov là biến các khu vực do lực lượng này kiểm soát ở Ukraine thành trung tâm chính cho quyền lực tối cao của người da trắng xuyên quốc gia”. Trung tâm Soufan cũng mô tả cách “mạng lưới” của Tiểu đoàn Azov vươn ra khắp thế giới để chiêu mộ các chiến binh nước ngoài, và so sánh nó tương đồng với nhóm khủng bố Al Qaeda và ISIS.

Thậm chí, tháng 10/2019, một số thành viên của Hạ viện Mỹ từng yêu cầu liệt Tiểu đoàn Azov và hai nhóm cực hữu khác vào nhóm Tổ chức Khủng bố Nước ngoài, với lý do các phần tử cực đoan bạo lực ở nước ngoài có liên hệ với Tiểu đoàn Azov đã tàn sát 51 tín đồ tại một nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch (New Zealand) vào năm 2019.

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine sau vụ sáp nhập bán đảo Krym, “Tiểu đoàn Azov” tiếp tục mở rộng về quy mô, và đào tạo thêm đội quân thanh thiếu niên. Năm 2017, The Guardian đã sản xuất một bộ phim tài liệu ngắn về một trong những trại huấn luyện trẻ chiến đấu của Tiểu đoàn Azov. Ở đầu video, một thiếu niên Ukraine tên Anton đang chuẩn bị tham gia trại Azov đã lo lắng về một số hình xăm chữ thập ngược, hoặc các biểu tượng “phát xít” và “ngoại giáo” do nhóm quảng bá. Cậu bé nói với mẹ mình: “Con sẽ bị giết ở đó”.

Vì sao Tiểu đoàn Azov lại được Ukraine ca ngợi trong khi Nga lại muốn tiêu diệt đến cùng?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới