Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNạn đòi nợ thuê hoành hành ở VIỆT NAM

Nạn đòi nợ thuê hoành hành ở VIỆT NAM

Trao đổi với PV chiều 22.5, trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an, cho biết tình trạng đòi nợ theo kiểu “khủng bố” trong các năm gần đây có những diễn biến rất phức tạp, và lãnh đạo Bộ Công an đã nhiều lần chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung giải quyết.

“Sau khi công an làm căng, kiên quyết xử lý các vụ tạt sơn, đổ mắm tôm vào nhà con nợ, thì tình trạng này đã giảm hẳn nhưng gần đây lại xuất hiện thêm nhiều nhiều phương thức, thủ đoạn mới gây khó khăn cho cơ quan công an trong việc xử lý”, trung tướng Trần Ngọc Hà nói và chỉ rõ: “Các hành vi đe dọa giết người, xâm phạm đến sức khỏe hay tài sản công dân là nhiệm vụ của công an, song khi các đối tượng dùng các thủ đoạn gọi điện cho người thân, đến cơ quan tổ chức của người vay nợ để tác động, thì dù là sai trái nhưng chưa đến mức cơ quan công an vào cuộc xử lý”.

Người đứng đầu Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cũng cho biết tình hình đòi nợ nêu trên hầu hết liên quan đến việc cho vay tín chấp, vay nặng lãi, tín dụng đen, nhưng được các đối tượng trong cuộc sử dụng nhiều phương thức, một mặt để đối phó với cơ quan chức năng, một mặt lách vào những kẽ hở mà pháp luật chưa quy định rõ, hoặc chưa điều chỉnh.

“Khi cho vay, các đối tượng thỏa thuận với con nợ bằng nhiều cách để mức lãi suất chưa đến mức bị xử lý về tội cho vay lãi nặng. Bên cạnh đó, các đối tượng yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, thông tin về gia đình, tổ chức để tính đến phương án tác động đòi nợ…”, trung tướng Trần Ngọc Hà nói.

Theo trung tướng Trần Ngọc Hà, tất cả những dấu hiệu, biểu hiện liên quan đến việc đòi nợ đều đã được Bộ Công an nhận diện, từng bước phối hợp với các ngành chức năng xử lý. Trong đó, nếu là các trường hợp đe dọa xâm phạm đến tính mạng sức khỏe hay tài sản thì người dân cần trình báo đến cơ quan công an gần nhất để xử lý.

Về lâu dài, Bộ Công an đang phối hợp để kiến nghị các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét nâng mức xử lý đối với tội cho vay nặng lãi lên cao hơn so với 3 năm tù như hiện hành, kể cả nâng về mức xử phạt hành chính.

Thứ hai, kiến nghị Bộ TT-TT, Bộ VH-TT-DL quy định về các nguyên tắc, quy tắc ứng xử về thông tin điện thoại, mạng xã hội để đảm bảo quyền riêng tư của công dân. Đây là những vấn đề có thể phải điều chỉnh bằng những đạo luật khác, ngoài bộ luật Hình sự, trung tướng Trần Ngọc Hà cho biết.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới