Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựSự thật về tên lửa đánh chặn của TQ

Sự thật về tên lửa đánh chặn của TQ

Theo tin từ Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện thành công vụ thử đánh chặn tên lửa đất đối không. Vụ thử được xem là “đạt mục tiêu mong đợi”, Trung Quốc mô tả đây là hoạt động phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Động thái này diễn ra sau khi Nghị sĩ Đài Loan tuyên bố rằng tên lửa Đài Loan sản xuất có thể dội thẳng tới Bắc Kinh.

Một màn biểu diễn trước phông màn có hình ảnh tên lửa đang được phóng, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 28/06/2021.

Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu tất cả các loại tên lửa, từ loại có thể phá hủy vệ tinh trong không gian đến tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân tiên tiến, như một phần của kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng do đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình giám sát.

Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn công khai gần đây nhất là vào tháng 2/2021, trước đó là vào năm 2018. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này đã tiến hành các vụ thử nghiệm hệ thống chống tên lửa ít nhất là từ năm 2010.

Hôm qua, Chủ Nhật (19/6/2022), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng cuộc thử nghiệm “công nghệ đánh chặn tên lửa tầm trung trên mặt đất” vừa được thực hiện vào đêm hôm đó đã “đạt được các mục tiêu mong đợi”.

Bắc Kinh cho biết. “Cuộc thử nghiệm này mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”. Ngoài thông tin ngắn ngủi này, Bắc Kinh không cung cấp thêm thông tin nào khác.

Trung Quốc cùng với đồng minh Nga đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Trung Quốc cho rằng radar mạnh của thiết bị có thể xâm nhập vào lãnh thổ của họ. Trung Quốc và Nga cũng đã tổ chức các cuộc tập trận chống tên lửa mô phỏng.

Tuyên bố thử thành công tên lửa đánh chặn đất đối không được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nghị sĩ Đài Loan, ông You Si-Kun, Chủ tịch Đảng Cấp tiến Dân chủ Đài Loan, tuyên bố rằng tên lửa Vân Phong, do Đài Loan sản xuất hàng loạt, có thể dội thẳng tới Bắc Kinh.

Việc thử tên lửa đánh chặn đất đối không cũng được Bắc Kinh tuyên bố chỉ một tuần sau khi ông Tập Cận Bình ký sắc lệnh “những hoạt động ngoài chiến tranh”; một sắc lệnh tuyên bố là “ngoài chiến tranh” nhưng khiến cả thế giới bất an vì đây sẽ là căn cứ để Trung Quốc có thể leo thang quân sự tại Đài Loan và Biển Đông.

Hãng tin Taiwan News dẫn nguồn từ truyền thông nhà nước của Bắc Kinh, Tân Hoa Xã, cho biết ông Tập Cận Bình – với tư cách là Chủ tịch Quân uỷ Trung ương – đã ký một sắc lệnh về “bản phác thảo thử nghiệm các hoạt động quân sự ngoài chiến tranh” vào thứ Hai (13/6).

Theo nguồn tin nhà nước của Bắc Kinh, đây là các hướng dẫn nhằm “bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, bảo vệ hoà bình thế giới, ổn định trong khu vực”.

Nguồn tin tóm lược 59 điều trong 6 chương của sắc lệnh. Đây là cơ sở pháp lý cho Bắc Kinh triển khai các “hoạt động quân sự ngoài chiến tranh”.

Nhưng các chuyên gia của Đài Loan và giới quan sát bên ngoài không nhìn thấy dấu hiệu của hoà bình trong một sắc lệnh vì hoà bình như vậy của ông Tập Cận Bình. Thậm chí lo ngại sự tương đồng rất lớn trong ngôn ngữ ông Tập sử dụng “ngoài chiến tranh” với cái mà Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” khi triển khai vũ lực nhắm vào Ukraine. Với cái mà ông Tập gọi là “hoạt động quân sự ngoài chiến tranh”, có thể cho phép Trung Quốc chuẩn bị quân sự vũ trang nhắm vào Đài Loan trong tương lai.

Trang tin của Úc là ABC News trích dẫn ý kiến chuyên gia Eugen Kuo, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia, nói “Tôi nghĩ đó chắc chắn là một bản sao ngôn ngữ “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông Putin.

Vị chuyên gia này nói thêm rằng trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine đang diễn ra, một sắc lệnh như vậy từ Bắc Kinh đã “gửi đi một tín hiệu đe doạ tới Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia xung quanh Biển Đông”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới