Thursday, November 28, 2024
Trang chủSự thật Trung Hoa4 nguy cơ với các tỷ phú TQ

4 nguy cơ với các tỷ phú TQ

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, ông Dư Mậu Xuân, cố vấn Trung Quốc của cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, cho biết tại phiên điều trần do Ủy ban Đánh giá An ninh Kinh tế Mỹ-Trung tổ chức, rằng trong 15 năm qua, ít nhất 27 tỷ phú Trung Quốc đã bị bắt giữ với những cáo buộc vừa ly kỳ vừa hoang đường.

Đối mặt với ĐCSTQ lăm lăm tay cầm “súng” tay cầm “đao”, các doanh nhân tư nhân bất luận có bao nhiêu tiền, vẫn chỉ là “quần thể yếu thế”.

Tỷ phú Tôn Đại Ngọ bị kết tội vì phát ngôn

Hãy bắt đầu với Tôn Đại Ngọ, một doanh gia tư nhân nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm 1985, Tôn Đại Ngọ thành lập Tập đoàn Đại Ngọ và giữ chức vụ chủ tịch. Ông khởi nghiệp với 1.000 con gà và 50 con lợn, và trong 10 năm, ông đã xây dựng tập đoàn này thành một trong 500 doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn ở Trung Quốc.

Trong số các doanh nhân, Tôn Đại Ngọ là một người ngoại lệ. Ông kiên quyết điều hành doanh nghiệp một cách độc lập, tạo phúc cho người dân phổ thông và nhân viên, cự tuyệt cấu kết với quyền lực. Tuy nhiên, vào sáng sớm ngày 11 tháng 11 năm 2020, 28 giám đốc điều hành của Tập đoàn Đại Ngọ đã bị cảnh sát bắt giữ, bao gồm Tôn Đại Ngọ và vợ, hai con trai và hai con dâu của Tôn Đại Ngọ. 28 công ty con của tập đoàn chính thức bị tiếp quản, và gần như toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị phong tỏa.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 2021, Tôn Đại Ngọ bị quy kết 8 tội danh thu hút phi pháp tiền gửi từ công chúng và bị kết án 18 năm tù. Con trai và hai em trai của ông lần lượt bị kết án 12 năm, 12 năm và 9 năm tù. Theo số liệu do luật sư công bố, Tập đoàn Đại Ngọ bị phạt hơn 300 triệu nhân dân tệ, bị thu hồi 1,4 tỷ nhân dân tệ.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, Tập đoàn Đại Ngọ bị Pháp viện thành phố Cao Bi Điếm định giá thấp chỉ 686,1 triệu nhân dân tệ, phát mại cho “Công ty TNHH Công nghệ Bảo Định Nhuế Khê”.

Một nhà quản lý của Công ty rượu Đại Ngọ, một công ty con của Tập đoàn Đại Ngọ, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng tài sản tự đánh giá của tập đoàn này là hàng chục tỷ nhân dân tệ, trong đó có 5,1 tỷ tài sản hữu hình. Giám định giá chính thức 686,1 triệu do Pháp viện đưa ra cũng bao gồm cả 340 triệu nhân dân tệ tiền mặt. Nói cách khác, tập đoàn có tổng cộng 28 công ty con, và giới quan chức này chỉ định giá 340 triệu.

Điều kỳ lạ hơn nữa là, thông tin công khai cho thấy Công ty TNHH Công nghệ Bảo Định Nhuế Khê, đơn vị đã thắng đấu giá Tập đoàn Đại Ngọ, được thành lập vào ngày 12 tháng 4 năm 2022, chỉ ba ngày trước cuộc đấu giá. Ngoại giới phổ biến tin rằng, công ty này căn bản chỉ đơn giản là một “găng tay trắng” của quan chức.

Vậy, nguyên nhân thực sự khiến Tôn Đại Ngọ bị bắt và tài sản của ông bị cướp bóc là gì? Có thể vì ông ấy có lực ảnh hưởng lớn, có tư duy độc lập, và đã phát biểu một số ngôn luận khiến ĐCSTQ không hài lòng. Ví dụ, vào tháng 5 năm 2020, ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với luật sư nhân quyền Hứa Chí Vĩnh và những người khác trên mạng, nói rằng họ đã cho những người bị hại nhìn thấy một điểm sáng, duy trì một chút tin tưởng vào luật pháp và thắp lên hy vọng sinh tồn của họ.

Tỷ phú Tăng Thành Kiệt bị xử tử hình

Bên cạnh đó là Tăng Thành Kiệt, chủ tịch của Tập đoàn Khai phát Địa sản Tam Quán Hồ Nam (Hunan Sanguan Real Estate Development Group Corporation). Vào ngày 11 tháng 11 năm 2008, ông bị cảnh sát địa phương bắt giữ vì tình nghi thu hút phi pháp tiền gửi của công chúng, và sau đó bị kết án tử hình.

Vào ngày 27 tháng 5 năm 2013, khi luật sư Vương Thiểu Quang của ông Tăng gặp ông lần cuối tại trại giam, ông Tăng nói: “Luật sư Vương, tôi cảm thấy sự tình này có thể không ổn, có những thế lực cường đại thao khống đằng sau, ngay cả khi bạn đấu tranh để trì hoãn án tử cho tôi, chúng vẫn muốn giết tôi.” Vào ngày 12 tháng 7 cùng năm, Tăng Thành Kiệt bị hành quyết bí mật trong tình huống luật sư Vương Thiểu Quang không nhận được phán quyết về việc phúc hạch lại án tử hình, pháp viện cũng không thông báo cho gia quyến, không sắp xếp cho gia quyến hội kiến ông trước khi thụ hình. Tăng Thành Kiệt đã phải chấp hành án tử hình trong bí mật!

Ngày hôm sau, luật sư Vương Thiểu Quang đã phát một tuyên bố khẩn cấp. Ông viết: “Nguồn tài chính trong dân của Tương Tây được ủng hộ bởi chính quyền địa phương, hầu như tất cả các dự án (bao gồm cả chính quyền thành phố Cát Thủ) đều dựa vào nguồn tài chính trong dân, 90% hộ gia đình đã tham gia góp vốn.” “[Công ty Tam Quán] có hợp đồng góp vốn được công chứng xác nhận và đại chúng coi là hợp pháp.” “Công ty Tam Quán huy động được 3,4 tỷ nhân dân tệ là kim ngạch lũy kế, số vốn thực tế huy động được là 710 triệu nhân dân tệ, khoản đầu tư trực tiếp vào dự án là 770 triệu nhân dân tệ, và khoản đầu tư vào dự án lớn hơn số vốn gốc là 60 triệu nhân dân tệ. Số vốn chưa hoàn lại thực tế là 202 triệu nhân dân tệ, và tài sản lúc đó [của Tăng Thành Kiệt] trị giá 2,38 tỷ nhân dân tệ”, là “gấp 10 lần số tiền gốc được quy hoán”.

Nếu không vì chính quyền địa phương phát mại tài sản trị giá 2,38 tỷ nhân dân tệ tại thời điểm đó của công ty chỉ với giá 380 triệu nhân dân tệ cho Công ty tài tín xí nghiệp độc tư do chính quyền tỉnh Hồ Nam sở hữu, thì công ty Tam Quán căn bản không bị vỡ nợ, và người góp vốn hoàn toàn có thể nhận lại được cả tiền gốc và lãi.

Luật sư Vương Thiểu Quang cũng cho biết: “Những quần chúng cung cấp tài chính tín nhiệm Tăng Thành Kiệt, và họ đã viết thư yêu cầu phóng thích Tăng Thành Kiệt vô tội. Kết án Tăng Thành Kiệt tội tử hình chính là cướp của giết người, điều này khiến cả hai bên cấp vốn và nhận vốn mất tất cả, chỉ có xí nghiệp độc tư của chính quyền tỉnh Hồ Nam là kẻ tay không trục lợi.”

Ông cũng trực tiếp chỉ ra: “Viện trưởng pháp viện tối cao Chu Cường là tỉnh trưởng Hồ Nam vào thời điểm phát án, và ông ta cũng là bí thư tỉnh ủy khi pháp viện tối cao Hồ Nam tuyên án tử hình Tăng Thành Kiệt. Pháp viện tối cao Hồ Nam đã phán quyết sơ thẩm lần hai vào ngày 19 tháng 2 năm 2012, mãi đến tháng 2 năm 2013, Chu Cường mới từ Hồ Nam đến đảm nhiệm viện trưởng pháp viện tối cao, trước đó pháp viện tối cao đều không phê duyệt án tử hình, Chu Cường làm viện trưởng chưa đầy 3 tháng liền phê duyệt.”

Luật sư Vương Thiểu Quang nói rằng ông sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lý nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong những gì ông viết. Từ tuyên bố này mà đánh giá, thì vụ án Tăng Thành Kiệt là một vụ đại oan án, và Chu Cường, Viện trưởng pháp viện tối cao Hồ Nam, là kẻ chịu trách nhiệm trọng yếu của vụ mưu sát Tăng Thành Kiệt.

Tỷ phú Lý Tuấn bị buộc phải trốn ra nước ngoài

Hãy xem xét vụ án Lý Tuấn, chủ tịch Tập đoàn Tuấn Phong Trùng Khánh. Từ năm 2007 đến năm 2012, khi Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hắn đã phát động vận động “xướng hồng đả hắc” rầm rộ ở Trùng Khánh. Hắn lấy cớ truy bắt những tội phạm tình nghi xã hội đen, bắt giữ một nhóm doanh nhân tư nhân, tịch thu khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ nhân dân tệ của họ, và Lý Tuấn là một trong số những nạn nhân.

Tập đoàn Tuấn Phong của Lý Tuấn có hơn mười công ty với tài sản ròng hơn 4 tỷ nhân dân tệ. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2011, 20 người của tập đoàn và các công ty trực thuộc của nó đã nhận được phán quyết: Anh trai của Lý Tuấn, Lý Tu Võ, một cổ đông của tập đoàn, bị buộc năm tội danh tổ chức và lãnh đạo một tổ chức mang tính xã hội đen, bị kết án 18 năm tù và bị phạt 201,35 triệu nhân dân tệ. Đài Sĩ Hoa, đại diện pháp luật của Tập đoàn Tuấn Phong, bị kết án 13 năm. 18 người khác bị kết án từ một năm hai tháng đến năm năm rưỡi.

Bản phán quyết nêu: “Đối với tổ chức và tổ chức có tính chất xã hội đen, tài vật và lợi ích của phần tử phạm tội lãnh đạo tham gia tổ chức có tính chất xã hội đen thu được, cho đến các công cụ phạm tội được sử dụng, đều bị thu hồi, nộp về quốc khố.” Điều này có ý là, mọi thứ mà Lý Tuấn đã nhọc nhằn lao tâm khổ tứ kinh doanh trong hai mươi năm xây dựng Tập đoàn Tuấn Phong, đều bị ĐCSTQ lấy danh nghĩa “đả hắc” để tước đoạt.

Kể từ năm 2009, Lý Tuấn đã nhiều lần phải trải qua những sự tình kỳ lạ: bị bắt, được phóng thích vô tội, rồi bị bắt lại. Chỉ một ngày trước khi bị bắt lần thứ hai, ông đã may mắn trốn thoát. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2010, Lý Tuấn đã bay đến Hồng Kông bằng máy bay, và sau đó bỏ trốn ra nước ngoài.

Theo Khương Duy Bình, một người làm truyền thông sống ở Canada, Lý Tuấn “đã tìm kiếm thông qua Internet, không chỉ liên lạc với tôi qua điện thoại, mà còn gửi cho tôi toàn bộ các bản sao tài liệu chứng cứ của ông ấy qua đường chuyển phát nhanh. Sau khi tôi nghiên cứu và giám biệt với những người bạn luật sư Canada, tôi tin chắc rằng đây là một vụ án oan do Bạc Hy Lai và Vương Lực Quân lên kế hoạch một cách công phu.” Vương Lực Quân khi đó là Cục trưởng Công an Trùng Khánh kiêm Tổng chỉ huy chống tội phạm Trùng Khánh.

Các tỷ phú tiếp tục bị tống ngục

Kể từ khi ĐCSTQ nới lỏng các chính sách kinh tế vào năm 1978, các tỷ phú đã không ngừng bị tống ngục, và không ít tài sản của người dân bị tước đoạt theo nhiều cách khác nhau. Trên đây chúng tôi mới đề cập đến 3 vị, một số ví dụ khác là:

Cố Sồ Quân, cựu chủ tịch của Công ty TNHH Điện khí Khoa Long Quảng Đông, đã bị pháp viện ĐCSTQ kết án 10 năm tù vào tháng 1 năm 2008 vì ba tội danh gian dối báo cáo vốn đăng ký. Tài sản trị giá hàng chục tỷ nhân dân tệ dưới tên ông, tài sản của một số công ty niêm yết, toàn bộ đều bị tước đoạt. Luật sư Trần Hữu Tây của ông Cố phân tích rằng, cái gọi là ba tội danh đều hoang đường.

Lan Thế Lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Tập đoàn Tập đoàn Đông Tinh Trung Quốc, được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 70 tại Trung Quốc vào năm 2005. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2010, Lan Thế Lập bị kết án bốn năm tù vì tội trốn thuế. ĐCSTQ đã định giá siêu thấp, chỉ 85,5 triệu nhân dân tệ, để giật lấy công ty trị giá 2 tỷ nhân dân tệ của Lan Thế Lập.

Bành Trị Dân, cựu chủ tịch của Công ty ốc nghiệp Khánh Long Trùng Khánh, bị kết án tù chung thân vào ngày 4 tháng 5 năm 2011, với tội danh “tổ chức và lãnh đạo tổ chức có tính chất xã hội đen”, bị kết án chung thân. Vương Tri, một quan chức của Sở Công an Trùng Khánh có tham dự án, tiết lộ với truyền thông đại lục rằng tài sản của Bành đã đạt tới 4,67 tỷ nhân dân tệ, do đất đã tăng giá trị, kỳ thực giá trị tài sản thị trường là trên 10 tỷ nhân dân tệ. Những thứ này, tất cả đều bị ĐCSTQ cướp đoạt.

Tại sao các tỷ phú Trung Quốc liên tục bị tống ngục?

Theo Tiến sĩ Vương Hữu Quần, cây viết của Uất Kiện Hành, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, có bốn lý do, cũng là bốn nguy cơ lớn mà người giàu Trung Quốc phải đối mặt.

Thứ nhất, ĐCSTQ chưa bao giờ thực sự bảo hộ tài sản tư hữu:

Mác, lão tổ của ĐCSTQ, hận thù chế độ tư hữu, tuyên dương chế độ công hữu. Học thuyết của Mác được coi là lý luận của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản, chính là giai cấp không có tài sản. Giai cấp vô sản muốn đoạt chính quyền và chấp chính, không có tiền thì phải làm cách nào? Từ lịch sử của ĐCSTQ mà xem, cách làm có thể được tóm gọn trong một từ, đó là “cướp”.

Ngày nay, bản thân ĐCSTQ thừa nhận rằng, kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% doanh thu thuế của Trung Quốc, hơn 60% GDP của Trung Quốc, hơn 70% thành tựu đổi mới công nghệ, hơn 80% việc làm lao động thành thị và hơn 90 % số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ tư tưởng của ĐCSTQ được lãnh đạo bởi hình thái ý thức chủ nghĩa Mác thì không hề thay đổi. Khi nó thiếu tiền, nó có thể biến tài sản tư hữu thành tài sản “quốc hữu” bất cứ lúc nào.

Thứ hai, nền kinh tế của ĐCSTQ là nền kinh tế quyền lực:

Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế quyền lực là quyền lực tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mọi nơi có thể tạo ra tiền đều do quyền lực thao khống. Nếu doanh nhân tư nhân không nghe lời đảng, họ sẽ không thể vay tiền, không được cấp đất, thậm chí bị cắt điện cắt nước.

Kinh tế của ĐCSTQ được kiến lập dựa trên việc nắm chặt “báng súng” (quân đội) và “cán đao” (chính trị luật pháp). Đối mặt với ĐCSTQ lăm lăm tay cầm “súng” tay cầm “đao”, các doanh nhân tư nhân bất luận có bao nhiêu tiền, vẫn chỉ là “quần thể yếu thế”. Khi ĐCSTQ dùng “đao” và “súng” làm hậu thuẫn để “cướp” tiền, các doanh nhân tư nhân sẽ vô lực chống trả.

Thứ ba, sự tham nhũng của ĐCSTQ càng đẩy mạnh tiến trình “cướp” tiền:

Quy tắc bất thành văn trong chính quyền ĐCSTQ ngày nay là, muốn thăng quan, phát tài thì phải tống tiền cho quan viên thượng cấp. Tiền từ đâu ra? “Cướp” doanh nghiệp tư nhân là cách dễ dàng nhất. Đồng Chi Vĩ, một giáo sư tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, đã chỉ ra trong “Báo cáo đả hắc Trùng Khánh” rằng, đối tượng bị “đả hắc” đều là các doanh nhân tư nhân. Lý Trang, một luật sư đến từ Bắc Kinh, từng nói với truyền thông đại lục rằng, khi xem xét cẩn thận một số phán quyết thư đả hắc ở Trùng Khánh, ông nhận thấy rằng trang cuối cùng của hầu hết tất cả các phán quyết thư đều có sáu chữ giống nhau – “Tịch thu toàn bộ tài sản!”

Thứ tư, ĐCSTQ lo sợ các doanh nghiệp tư nhân:

ĐCSTQ luôn dựa vào ép buộc và lừa dối để duy trì sự cai trị của mình, và nó luôn sợ ai đó sẽ “lật đổ” chính quyền. Khi các doanh nghiệp tư nhân có thực lực hùng hậu, ĐCSTQ sợ rằng những người này sẽ trở thành lực lượng gây nguy hiểm cho chính quyền của nó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới