Tuesday, January 7, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNgộ nhận về “chống can thiệp” của Trung Quốc (kỳ 3)

Ngộ nhận về “chống can thiệp” của Trung Quốc (kỳ 3)

Sẽ hết sức nguy hiểm nếu quá nhấn mạnh vai trò chống can thiệp trong cách tiếp cận của Trung Quốc với các vấn đề quân sự bởi ba lý do. Trước hết, các bài viết quân sự của Trung Quốc thường sử dụng “chống can thiệp” chỉ để diễn tả lại các khái niệm A2/AD của Mỹ về Trung Quốc

Trung Quốc lần đầu công bố ảnh hoạt động quân sự trên bãi Chữ thập

Tấm gương phản chiếu, điểm tối và thế lưỡng nan an ninh

Sẽ hết sức nguy hiểm nếu quá nhấn mạnh vai trò chống can thiệp trong cách tiếp cận của Trung Quốc với các vấn đề quân sự bởi ba lý do. Trước hết, các bài viết quân sự của Trung Quốc thường sử dụng “chống can thiệp” chỉ để diễn tả lại các khái niệm A2/AD của Mỹ về Trung Quốc. Bằng cách này, việc sử dụng “chống can thiệp” thể hiện một hình thức phản ánh lại cách miêu tả lại quá trình hiện đại hoá của Trung Quốc bằng các thuật ngữ quen thuộc với các nhà hoạch định quốc phòng của Mỹ. Trong báo cáo năm 2013 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Trung Quốc được mô tả là “không ngừng đầu tư vào… các tiềm lực có vẻ nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực (AD/A2) (được các nhà chiến lược PLA đề cập là “các hoạt động chống can thiệp”). Do Mỹ trước đó đã phải đối phó với một kẻ thù (Liên Xô) từng phát triển các tiềm lực A2/AD tiên tiến, nên rất dễ – nhưng không chính xác – để các nhà chiến lược Mỹ sử dụng cùng một khung tham chiến hay những so sánh tương tự.

Tuy nhiên, trong số ít các bài viết về chủ đề này, chẳng hạn như cuốn giáo trình đã đề cập trước đó, các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc có lẽ chấp nhận sự can thiệp đó xảy ra, ngụ ý rằng việc chống tiếp cận không phải là trọng tâm. Nói đúng hơn, Mỹ được dự báo là sẽ can thiệp quân sự vào một cuộc chiến của Trung Quốc, và cần phải quản lý hoặc đối phó với sự can dự như vậy. Đây là một quan điểm chiến lược về cơ bản khác với cách mà nó thường được diễn ta trong các phân tích của Mỹ. Để tìm hiểu quá trình hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc, các nhà phân tích nên tập trung nhiều hơn vào việc Trung Quốc xác định và tiếp cận như thế nào đối với những gì họ xem là thách thức, và cần hạn chế đánh giá Trung Quốc thông qua lăng kính của những khái niệm quen thuộc. Ngay cả khi trong trường hợp Trung Quốc cố gắng làm giảm vai trò của Mỹ trong xung đột Đài Loan, chiến lược của Trung Quốc ít nhất là vào thời điểm hiện nay, không nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp rộng hơn vào Tây Thái Bình Dương.

Thứ hai, việc quá tập trung vào “chống can thiệp” cũng có thể khiến Mỹ bỏ qua các khía cạnh quan trọng khác về quá trình hiện đại hoá quân sự đang diễn ra của Trung Quốc. Ngoài ra mối quan tâm lớn đối với nỗ lực cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, có dấu hiệu chỉ ra rằng Trung Quốc ngày càng tập trung vào các lực lượng hải quân đại dương xanh phục vụ các hoạt động trong khu vực “biển xa” (yuanhai). Việc sản xuất chiếc tàu tuần tra ven biển lớn Houbei 224 tấn hoàn tất vào năm 2009, sớm hơn so với nhiều nhà quan sát dự đoán, và sự chú ý đang đổ dồn vào chiếc tàu hộ tống lớn (1.500 tấn) Type-056, khởi công đóng vào năm 2010. Với tầm bắn xa hơn và khả năng lớn hơn đi trong các điều kiện biển xấu, các tàu này hiệu quả hơn (tương đối) để kiểm soát biển trong các vùng nước sâu hơn là chống tiếp cận ở các vùng biển nông, biển gần bờ. Tuy nhiên, do những hạn chế của hạm đội tàu Trung Quốc, việc kiểm soát trên biển như vậy sẽ nhằm vào các lực lượng như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, hoặc các quốc gia nhỏ hơn xung quanh Biển Đông nhưng dễ bị tổn thương sâu sắc với Mỹ.

Thậm chí tiềm lực ở khía cạnh này là loạt tàu khu trục Type-052 có tên lửa dẫn đường (DDG). Mới nhất trong số này cũng là những tàu lớn nhất mà Trung Quốc từng sản xuất cho đến nay, thay thế các tàu 7.500 tấn và được thiết kế cho hạm đội phòng không. Việc thay thế các tàu ngầm tấn công chạy hạt nhân cũ bằng một biến thể mới hơn (Type-93 lớp Shang), và mở rộng hạm đội từ 3 lên 6 tàu, cũng cho thấy sự quan tâm của hải quân Trung Quốc ở khu vực biển xa. Tương tự, tàu Liêu Ninh và các tàu sân bay khác đều báo hiệu tham vọng khác hơn là chống can thiệp. Tất cả các nền tảng này nhằm phục vụ các mục đích xa hơn các vùng gần bờ biển Trung Quốc. Các tàu này bền bỉ hơn, hoạt động trên phạm vi xa hơn, và có khả năng tự bảo vệ mình trước sự tấn công chống từ các lực lượng hải quân và không quân trong khu vực. Tất cả những yếu tố này sẽ là dư thừa cho một lực lượng tập trung vào việc triển khai gần bờ biển Trung Quốc, trong khi đã có sẵn các tuần tra chiến đấu phòng thủ và tên lửa đất-đối-không của không quân PLA.

Tập trung quá nhiều vào chống can thiệp sẽ dẫn đến bỏ qua sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu lực lượng hải quân của Trung Quốc. Việc mở rộng tìm hiểu việc Trung Quốc định sử dụng các lực lượng mới như thế nào để hỗ trợ cho các khả năng truyền thông của mình ở các vùng biển gần sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp dự đoán chiến lược của Trung Quốc trong các khu vực như biển Đông. Tuy nhiên, rõ ràng, chúng cũng phục vụ lợi ích đang lớn dần của Bắc Kinh trong “phòng vệ biển xa” (yuanhai fangwei) như ở Ấn Độ Dương và xa hơn nữa. Ngay cả khi khả năng hoạt động xa bờ Trung Quốc chưa thể sánh Mỹ, các chủ thể khác trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam hay sẽ nhìn nhận chúng khác nhau. Việc chứng minh cho một khẳng định như vậy sẽ đòi hỏi phải hiểu được Trung Quốc có thể đe doạ đến các nước này như thế nào. Rõ ràng cần phải dự đoán và chuẩn bị trước những hình thức mà Trung Quốc sẽ triển khai sức mạnh hay các nhiệm vụ hải quân.

Thứ ba, việc nhìn nhận chống can thiệp như một chiến lược của Trung Quốc sẽ dẫn tới ngộ nhận mục tiêu hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc là thành nhiệm vụ quan trọng duy nhất, do đó bỏ qua một loạt các mục tiêu khác thực sự ảnh hưởng đến các chính sách quốc phòng của Trung Quốc. Như vậy, việc nhấn mạnh chống can thiệp có xu hướng hạ thấp quá trình hiện đại hoá quân sự sâu rộng của Trung Quốc trở thành đơn thuần theo đuổi một mục tiêu hẹp hơn hiện nay là chống lại Mỹ trong các kịch bản cụ thể. Chắc chắn, các yếu tố cốt lõi trong công cuộc hiện đại hoá của PLA, đặc biệt là trong không gian mạng, trên không và trên biển – có mục tiêu nhằm vào Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng các thành phần khác của nỗ lực hiện đại hoá có những mục tiêu lớn hơn, trong khi chính những thứ có thể được sử dụng chống lại Mỹ cũng sẽ có mặt trong cuộc xung đột khác với Ấn Độ hay Nhật Bản. Ngay cả khi chỉ cần xem xét các hoạt động chiến đấu truyền thống và các chức năng “phi chiến đấu” gần đây, PLA muốn xây dựng một lực lượng có khả năng tiến hành một loạt các hoạt động tại nhiều sân khấu và lĩnh vực khác nhau với đa dạng các đối thủ tiềm năng.

Sẽ đặc biệt đáng lo ngại nếu nhìn nhận chiến lược quân sự của Trung Quốc chủ yếu nhằm để chống lại Mỹ bởi vì nó có thể làm tăng ảnh hưởng của thế lưỡng nan an ninh giữa hai nước. Theo quan điểm này, thế lưỡng nan tồn tại vì những nỗ lực của một nhà nước nhằm tăng cường an ninh riêng của mình thường làm giảm an ninh của các quốc gia khác. Với sự bất ổn có thể được tạo ra bởi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống quốc tế, thậm chí nếu một nước tăng cường sức mạnh quân sự của mình vì mục tiêu phòng thủ, các quốc gia khác lại có thể nhìn thấy đó như những hành động tương tự tấn công và đe doạ, kết quả dẫn đến cạnh tranh an ninh với đặc trưng là sự nghi kỵ, mất lòng tin và vòng xoáy căng thẳng. Những vòng xoáy như vậy đặc biệt dễ xảy ra khi tiềm lực tấn công và phòng thủ trở nên khó xác định, mà hiện dễ thấy là việc một nước tăng cường công nghệ hải chiến.

Theo một quan điểm của Mỹ, quá trình hiện đại hoá của Trung Quốc trong thập kỷ qua đặt ra một mối đe doạ ngày một lớn đến ưu thế thống trị quân sự trước đây không bị thách thức tại các vùng biển Đông Á. Coi chiến lược của Trung Quốc như là một nỗ lực để chống lại sự tiếp cận của Mỹ đến các khu vực mà Mỹ đã đang được hưởng một cách không rào cản trong suốt nhiều thập kỷ khiến Trung Quốc trở thành một thách thức quân sự cần giải quyết. Việc nâng chống can thiệp trở thành một chiến lược của Trung Quốc, như nhiều nhà phân tích có vẻ đã làm, chẳng khác nào phóng đại mối đe doạ mà sức mạnh quân sự của Trung Quốc gây ra đối với Mỹ. Sự phát triển gần đây của khái niệm “không chiến trên biển” phản ánh mối quan tâm như vậy, vì nó được thiết kế “để giải quyết các vấn đề quân sự chống tiếp cận, chống thâm nhập khu vực (A2/AD)”. Mặc dù nhiều chi tiết liên quan đến các khái niệm này còn mơ hồ, có thể hình dung ra “các cuộc tấn công có mạng lưới, phối hợp sâu” nhằm vào các hệ có thể đe doạ lực lượng Mỹ thống của Trung Quốc, bao gồm cả những hệ thống có trụ sở ở Trung Quốc đại lục.

Theo quan điểm của Trung Quốc, sự phát triển của lực lượng hải quân là một phần của một nỗ lực lâu dài nhằm vượt qua nhiều thập kỷ yếu kém. Mặc dù quân đội Trung Quốc với lực lượng bộ binh lớn có thể đẩy Mỹ vào thế bí trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cũng không thể ngăn được tàu thuyền Mỹ đi vào phạm vi ba hải lý cách bờ biển của mình trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1954 và 1958. Dù Trung Quốc khẳng định những nỗ lực gia tăng sức mạnh hải quân trong khu vực chủ yếu nhằm phòng thủ, Mỹ lại nhìn nhận những nỗ lực đó nhằm mục đích tấn công bởi vì chúng thách thức vị trí số một mà Mỹ đã được hưởng trong nhiều thập kỷ. Cụ thể hơn, Trung Quốc coi việc hoàn thành thống nhất Đài Loan với Đại Lục là một mục tiêu phòng mà sự can thiệp của Mỹ có thể đe doạ. Nhưng các tiềm lực mà Trung Quốc coi lại cần thiết để “đối phó” với một sự can thiệp như vậy, còn Mỹ nhận thấy đây là mối đe doạ – kết quả dẫn đến việc Mỹ phát triển học thuyết và hệ thống nhằm vượt qua những thách thức cản trở Mỹ tiếp cận khu vực.

Do đó, việc xác định nhầm chiến lược của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc. Nó có thể dẫn đến gây phức tạp hơn căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất khi làm trầm trọng thêm tình huống lưỡng nan an ninh và chiến lược của Trung Quốc bị coi là chủ yếu nhằm vào Mỹ. Nó cũng có thể chuyển hướng sự chú ý ra khỏi các ảnh hưởng khác của hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là những thách thức đặt ra cho các chủ thể khu vực và các hoạt động ngoài khu vực.

Kết luận

Trong các bài viết quân sự của Trung Quốc, chống can thiệp không phải là một chiến lược quân sự, càng không phải là một mục tiêu chiến lược lớn để chống lại vai trò của Mỹ trong các vấn đề khu vực. Chắc chắn, Trung Quốc đang phát triển những khả năng mới có thể được sử dụng chống lại Mỹ nếu Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột khu vực liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, khi các nguồn tài liệu Trung Quốc đề cập đến các khái niệm liên quan như “đối phó” hay “chống” can thiệp, họ miêu tả nó như là một trong nhiều yếu tố trong chiến dịch dự phòng và có mục tiêu hẹp và cụ thể hơn, đặc biệt trong cuộc xung đột Đài Loan.

Phân tích này đưa đến ba kết luận.

Thứ nhất, cần phải đi sâu vào công trình nghiên cứu và khái niệm quân sự của các đối thủ an ninh tiềm tàng theo đúng từ ngữ của họ hơn là chiếu theo quan điểm chiến lược của Mỹ về các mục tiêu đó. Đánh giá đúng cán cân quyền lực là chìa khoá để ngoại giao thành công trong lĩng vực an ninh, dù cho vì mục đích bạo lực hay hoà bình. Làm tốt điều này đòi hỏi phải tìm hiểu quan điểm của đối phương về các vấn đề quân sự và kế hoạch sử dụng lực lượng của họ ra sao. Lịch sử cho thấy, cả trong các trường hợp nói chung và trong quan hệ Mỹ -rung Quốc trước đây nói riêng – các nước có xu hướng đánh giá đối thủ của mình thông qua một “lăng kính quân sự” vốn được hình thành bởi truyền thông và học thuyết của riêng họ. Mỹ cần phải tránh mắc sai lầm này (một lần nữa).

Thứ hai, việc đánh giá đúng hướng chiến lược biển và đại chiến lược của Trung Quốc cần dựa trên các phân tích nguyên gốc (thay vì các bản dịch) như vậy điều này mang đến cả những thách thức và cơ hội cho Mỹ. Một mặt, quá trình hiện đại hoá quân sự có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng đóng góp của Trung Quốc vào bảo vệ các lợi ích chung trên toàn cầu (như chống cướp biển và hỗ trợ tiêu huỷ vũ khí hoá học Syria trên biển). Mặt khác, Trung Quốc cũng có khả năng sẽ triển khai sức mạnh chống lại những nước nhỏ là bạn bè của Mỹ. Mỹ cũng rất giỏi giải quyết những thách thức riêng, nhưng việc tìm hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai sức mạnh sẽ giúp xây dựng tiềm lực thích hợp cho các đồng minh và đối tác của Washington.

Cuối cùng, xu hướng thích phóng đại trong giới chính trị tại Mỹ lại rất lớn và phản tác dụng. Điển hình gần đây, liên quan đến sự nổi lên có chủ đích của hoạt động tuyên truyền chống nước ngoài ở Trung Quốc, mà giáo sư Đại học Harvard Lain Johnston gần đây đã vạch trần. Sự nổi lên của Trung Quốc và những thách thức quân sự mà nó đặt ra rõ ràng là vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, để tránh những xung đột không cần thiết giữa hai cường quốc lớn, cần đảm bảo rằng giới phân tích đưa ra kết luận của mình dựa trên những bằng chứng thực nghiệm. Trung Quốc xuất bản một số lượng lớn các tài liệu về các vấn đề an ninh. Việc khai thác chính xác các nguồn này sẽ có sức làm sáng tỏ hơn là xào xáo những từ chuyển nghĩa thiếu giá trị như “chống can thiệp”.

Hết

RELATED ARTICLES

Tin mới