Gần đây, hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng nông thôn Hà Nam từ khắp nơi đã tập trung trước Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam để biểu tình. Một lực lượng mặc áo phông trắng không rõ danh tính đã đứng trước các cảnh sát để ngăn cản và thậm chí tấn công người dân.
Những cư dân mạng Trung Quốc đã săn lùng thông tin và đưa ra nhận định rằng, từ cách ăn mặc đồng phục, kiểu tóc, độ tuổi v.v., những người mặc áo phông trắng có thể là cảnh sát vũ trang hoặc cảnh sát mặc thường phục cải trang thành dân thường.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, và như đã đưa tin, vào sáng sớm ngày 10/7, hàng nghìn người gửi tiền vào các ngân hàng nông thôn Hà Nam từ khắp nơi trên cả nước đã tập trung trước Chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc Trịnh Châu ở Tòa nhà Tài chính Trịnh Châu. Rất nhiều cảnh sát và những người mặc đồ trắng chưa rõ danh tính đã đến bao vây những người gửi tiền trong cuộc biểu tình. Học giả người Canada Wang Huiling cho rằng, đây là một trong những thủ đoạn phổ biến, dùng người ngoài lực lượng chính quy để trấn áp người dân của chính phủ Trung Quốc.
Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan CNA, trang web phổ biến về khoa học chính trị ở Đài Loan “Vegetable Market Politics” đã đăng một bài báo vào ngày 11/7 của Wang Huiling, một trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Nevada, Las Vegas, giới thiệu về “sự đàn áp thuê ngoài”. Câu hỏi mà cuốn sách cố gắng trả lời là: tại sao chính phủ Trung Quốc có thể tránh được phản ứng dữ dội từ người dân khi thu hồi đất ồ ạt, để tốc độ phát triển xã hội cao hơn so với một nước dân chủ?
Trong cuốn sách, Wang Huiling đã chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc sử dụng tốt hai công cụ trấn áp thuê ngoài là côn đồ thuê ngoài và huy động quần chúng, nhằm trốn tránh trách nhiệm của chính phủ và giảm chi phí.
Wang Huiling đã tổng kết có 2.209 cuộc biểu tình liên quan đến việc cưỡng bức trục xuất dân để lấy đất từ năm 1992 đến 2007, và thấy rằng có 973 lần những lực lượng mặc đồng phục (thường là quần áo đen) xuất hiện và sự hiện diện của họ thường làm tăng xác suất thương vong trong các vụ việc.
Một số cư dân mạng mới đây đã phanh phui chiếc áo đồng phục của “lực lượng sơ mi trắng”:
Tên của chiếc áo màu trắng ngắn tay là “áo thi hành nhiệm vụ ngắn tay mùa hè” có dòng chữ chìm “cảnh sát vũ trang” hoặc “cảnh sát”, ngày sản xuất là tháng 3 năm 2021, nhà sản xuất là “3502”, có thể ký hiệu của nhà sản xuất quân phục.
Ngoài ra, cư dân mạng cũng tìm thấy những bức ảnh chụp các cảnh sát vũ trang trong bộ đồng phục màu trắng đang xếp hàng để đi bộ. Hai cảnh sát vũ trang trên tay cầm những món đồ kiểu dùi cui cùng với loa quân đội. Họ đều là những người đàn ông trẻ với mái tóc cắt ngắn gọn gàng.
Trang phục này giống hệt như người đàn ông mặc đồ trắng xuất hiện trước Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu. Cư dân mạng đồn đoán rằng, họ có thể đều là cảnh sát vũ trang hoặc các thành viên dự bị, chưa biên chế của lực lượng cảnh sát.
Những người mặc áo trắng này rất tàn ác với người gửi tiền, họ đều là mấy người bao vây đánh một người.
Chưa dừng lại ở đó, những người mặc đồ trắng còn đứng chắn tạo thành bức tường để ngăn những người gửi tiền tại hiện trường trốn thoát.
Những người đàn ông mặc đồ trắng, lôi kéo, đánh đập những người gửi tiền không chịu rời đi trên bậc thềm trước Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không vết tích.
Cư dân mạng cũng cho biết, cảnh sát mang số báo hiệu 014749 cũng từng mặc đồ trắng tương tự.
Cư dân mạng bày tỏ: “Tôi đã xem một bài báo ngày hôm qua, giới thiệu những gì đã xảy ra ở Trịnh Châu, điều này thật đáng xấu hổ. Đã là năm 2022 rồi, nên hơi khó hiểu tại sao chuyện như vậy vẫn xảy ra. Hàng nghìn người chắt chiu những đồng tiền vất vả kiếm được mới có chút tiền dư gửi ngân hàng. Tại sao không bắt những người bỏ tiền chạy trốn hoặc những người bị nghi ngờ vi phạm pháp luật mà lại bắt những người gửi tiền? Một số còn bị đánh và đá … Tôi thực sự không thể hiểu được, các nhà lãnh đạo Trịnh Châu và Hà Nam, xin vui lòng cho một lời giải thích”.
Một số cư dân mạng bày tỏ nỗi bức xúc trên mạng xã hội Weibo: “Hàng nghìn người gửi tiền trước cổng Ngân hàng Nhân dân Hà Nam bị bao vây và một số bị đánh, xoá bài đăng hỏi có thể giải quyết được vấn đề gì? Các vị thực sự không giải quyết vấn đề, chỉ giải quyết người đã hỏi vấn đề?”
“Bây giờ là lúc Hà Nam phải đứng lên và nói cho công chúng biết lý do tại sao họ bị bắt? Tại sao cảnh sát mặc sắc phục đen, trắng hoạt động mà không mặc sắc phục cảnh sát? Tại sao những người bảo vệ quyền lợi của mình lại là tội phạm?”
Epoch Times đã tổng hợp một số bình luận của người dùng mạng Trung Quốc. Một bài đăng trên Weibo viết: “Thật kinh khủng khi nhóm người mặc đồ trắng dùng gậy sắt đánh người. Người tàn tật thì bị đánh đến ngất xỉu, còn một số người thì bị chảy máu mắt. Phụ nữ và phụ nữ có thai họ cũng không tha. Trời xanh có mắt, và mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng đổ máu.”
Các cư dân mạng khác cho rằng, cách làm của chính quyền Hà Nam chẳng khác nào xã hội đen. “Giữa thanh thiên bạch nhật, một số người không rõ danh tính đã đánh và đá những người gửi tiền! Đây chính là bạo hành”; “Xã hội đen Hà Nam!”; “Họ không coi dân thường là con người”; “Điều này tương tự như vụ bạo lực ở Đường Sơn”; “Hóa ra băng đảng lớn nhất chính là bọn họ (chính quyền).”
Cũng có nhiều người dân nhìn vào sự việc xảy ra ở Henan và bắt đầu đặt câu hỏi liệu tiền gửi của họ có an toàn hay không: “Vậy gửi tiền vào ngân hàng có còn an toàn không? Lẽ nào tất cả chúng ta sẽ phải cất tiền ở nhà?”.
Một người nói khác bình luận: “Họ đã đánh mất lòng tin của người dân và không bao giờ có thể lấy lại được.”
T.P