Với những lời lẽ biện minh, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng các hành vi đe dọa nhằm phá hoại sự ổn định khu vực và trật tự quốc tế. Gần đây nhất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/6 cho biết nước này “có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan” và khẳng định rằng “khi một số quốc gia gọi eo biển Đài Loan là ‘vùng biển quốc tế’” là một tuyên bố sai lầm.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lãnh hải thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia kéo dài 12 hải lý (22,2 km) ngoài bờ biển của quốc gia đó.
Do phần hẹp nhất của eo biển Đài Loan là 130 km, điều đó có nghĩa là đoạn hẹp nhất 85 km phải được coi là vùng biển quốc tế tuân theo nguyên tắc “tự do hàng hải” của luật pháp quốc tế, như Bộ Ngoại giao Đài Loan chỉ ra vào ngày 14 tháng 6.
Đối với Nhật Bản, đây không phải là vấn đề của ai. Theo ước tính của một đô Đô đốc đã nghỉ hưu và cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) Tomohisa Takei, mỗi năm có hơn 2.500 tàu Nhật Bản đi qua eo biển Đài Loan, điều này được đề cập đến trong một cuốn sách xuất bản gần đây về Đài Loan.
Nếu Trung Quốc đơn phương kiểm soát eo biển, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến không chỉ thương mại hàng hải của Nhật Bản mà còn của Đài Loan và Hàn Quốc vì việc Trung Quốc kiểm soát eo biển đó có thể gây xáo trộn các tuyến đường giao thông trên biển.
Nhật Bản có thể làm gì để đối phó với một trong những nỗ lực đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng? Theo quan điểm của tôi, đã đến lúc chính phủ Nhật Bản cần bắt đầu cho tàu JMSDF đi qua eo biển Đài Loan để củng cố các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.
Cho đến nay, các tàu của JMSDF chưa bao giờ đi qua eo biển Đài Loan, chủ yếu là do Nhật Bản lo sợ trước sự trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc. Nhưng đây là điều mà Tokyo nên xem xét như một phần vai trò trong việc duy trì và củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Thủ tướng Fumio Kishida đã nhắc lại rằng chính phủ của ông sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực vi phạm luật pháp quốc tế. Vì vậy, Nhật Bản cần chủ động và thực tế, với ý thức mạnh mẽ là người xây dựng hòa bình và tự do toàn cầu một cách có trách nhiệm.
Thật vậy, Nhật Bản không có lý do gì để chần chừ khi đi qua eo biển này. Có điều, trong những năm gần đây, các tàu chiến của Mỹ, Anh, Pháp và Canada đã đi qua eo biển này để thúc đẩy, duy trì và củng cố ý tưởng về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, do đó nó thách thức tuyên bố của Bắc Kinh rằng eo biển Đài Loan không phải là một đường thủy quốc tế.
Chuẩn Đô đốc Jean-Mathieu Rey, Tư lệnh Liên quân Các Lực lượng Vũ trang Pháp ở Châu Á – Thái Bình Dương (ALPACI), cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng Ba: “Người đồng cấp Trung Quốc nói với tôi rằng có rất nhiều tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan. Và tất nhiên, tôi khẳng định rằng eo biển này là một tuyến đường thuỷ quốc tế, vì vậy nó không phải là vấn đề, và chúng tôi sẽ còn đi qua nhiều lần nếu cần.” Ông ấy đã làm đúng.
Liệu JMSDF có chuẩn bị để làm điều tương tự như hải quân Pháp?
Khi được hỏi về việc này, Đô đốc Ryo Sakai, Tham mưu trưởng mới được bổ nhiệm của JMSDF, cho biết trong cuộc họp báo đầu tiên của ông vào ngày 7 tháng 4: “Việc chúng tôi đi qua eo biển Đài Loan phải hoàn toàn hợp pháp vì đây là đường thủy quốc tế. Nhưng để tàu của JMSDF đi qua eo biển có nghĩa là chúng tôi sẽ phát đi một số tín hiệu rõ ràng. Việc chúng tôi sẽ gửi tín hiệu đó khi nào và như thế nào không phải là quyết định của JMSDF mà là quyết định chính trị của chính phủ.”
Vậy thì chính phủ Nhật có ý định thực hiện điều đó không? Tôi đã có cơ hội hỏi câu này trực tiếp với Kishida trong một cuộc họp báo vào ngày hôm sau. “Chúng tôi không xem xét những hành động cụ thể như vậy và cũng không có kế hoạch thực hiện nó,” ông trả lời với một nụ cười không thiện cảm lắm.
Một thực tế là hoàn toàn không có một hạn chế nào: tàu chiến của Trung Quốc thường xuyên đi qua 5 eo biển lớn của Nhật Bản: Miyako, Osumi, Tsushima, Tsugaru và Soya.
Đáng chú ý nhất, 10 tàu của hải quân Trung Quốc và Nga đã thực hiện cuộc tuần tra chung lần đầu tiên ở vùng biển quốc tế phía đông Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương, đi ra khỏi eo biển Tsugaru rộng 20 km nằm giữa các đảo chính của Nhật Bản là Honshu và Hokkaido vào Thái Bình Dương vào tháng 10 năm ngoái.
Các động thái khiêu khích của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở các đại dương. Sáu máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc và Nga vào ngày 24 tháng 5 đã bay gần quần đảo Nhật Bản – một nỗ lực rõ ràng để cảnh báo trước hội nghị thượng đỉnh Quad, được tổ chức cùng ngày, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Trong khi Trung Quốc đang thực thi đầy đủ quyền tự do hàng hải xung quanh Nhật Bản, tại sao Nhật Bản lại chần chừ trong việc thực hiện quyền hàng hải tương tự ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc?
Nếu Trung Quốc có thể đi qua các eo biển lớn của Nhật Bản thường xuyên hơn mức cần thiết, thì không có lý do gì để JMSDF từ chối đi qua eo biển Đài Loan. Trung Quốc cần được đối xử phù hợp và bình đẳng cho các hành động của chính họ. Đã đến lúc JMSDF thực hiện quyền đi lại trên tuyến đường thủy cực kỳ quan trọng này.