Sunday, November 24, 2024
Trang chủQuân sựMột người Nhật tố cáo tội mổ cướp nội tạng ở TQ

Một người Nhật tố cáo tội mổ cướp nội tạng ở TQ

Mặc dù được tuyên bố là trang bị những công nghệ hiện đại nhưng Phúc Kiến – tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc vẫn bộc lộ điểm yếu khiến nó dễ dàng bị đối phương tấn công.

Quang cảnh lễ hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc mang tên Phúc Kiến tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải ngày 17 tháng 6 năm 2022.

Trung Quốc đã chính thức hạ thủy tàu sân bay mới Type 003 mang tên Phúc Kiến tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải vào ngày 17/6. Bắc Kinh quảng bá rằng hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) trang bị trên tàu Phúc Kiến của họ hiện đại ngang ngửa với tàu sân bay lớp Ford mới nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, muốn củng cố cho tuyên bố rằng máy phóng EMALS của Type 003 thực sự hiệu quả, Bắc Kinh cần phải sở hữu một số lượng đáng kể máy bay hoạt động trên tàu sân bay cho các cuộc thử nghiệm cất và hạ cánh, nhưng đây rõ ràng là một năng lực mà Hải quân Trung Quốc thực tế vẫn còn đang thiếu sót.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn thiếu một số lượng khá lớn các máy bay hoạt động trên tàu sân bay, chẳng hạn như máy bay tiêm kích, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), máy bay tác chiến điện tử (EW), máy bay tuần tra hàng hải (MPA) hay máy bay vận tải quân sự.

THIẾU MÁY BAY CHIẾN ĐẤU CHUYÊN DỤNG

Mặc dù được trang bị máy phóng EMALS tiên tiến, Phúc Kiến vẫn rất thiếu các máy bay chiến đấu cùng nhiều loại máy bay chuyên hoạt động trên tàu sân bay khác. Đây được đánh giá là một trong những điểm yếu khiến tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc dễ bị tấn công nhất.

Máy bay chiến đấu phản lực J-15 của Trung Quốc, phiên bản copy của Sukhoi Su-33 do Liên Xô chế tạo trước đây, hiện là máy bay chiến đấu duy nhất của Trung Quốc có khả năng hoạt động trên tàu sân bay.

J-15B được đồn đại là biến thể CATOBAR (sử dụng máy phóng hỗ trợ cất cánh nhưng vẫn dùng dây hãm đà khi hạ cánh) của dòng máy bay J-15 biên chế cho không đoàn trên tàu sân bay Type 003.

Các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông trước đây đều đã tiến hành huấn luyện cất – hạ cánh với J-15 trên hệ thống phóng cất cánh ngắn kiểu nhảy cầu truyền thống.

So với các nước khác, J-15 là máy bay chiến đấu trên tàu sân bay nặng nhất có trong biên chế nên gặp nhiều khó khăn khi cất cánh theo kiểu nhảy cầu từ trên boong của hai tàu sân bay này. Hơn nữa, J-15 cũng không thể cất cánh với đầy đủ nhiên liệu và vũ khí, nếu không, nó có thể phải đối mặt với nguy cơ rơi xuống biển.

Trọng lượng rỗng của J-15 rơi vào khoảng 17,5 tấn. Loại máy bay có trọng lượng gần nhất với nó là F/A-18E Super Hornet của Mỹ, cũng chỉ có trọng lượng rỗng khoảng 14,6 tấn.

Năm 2009, Hải quân Nga đã phải đặt hàng MiG-29K để thay thế cho Su-33 vì trọng lượng của Su-33 là một trong những lý do khiến nó bị cho nghỉ hưu sớm.

Tháng 5/2022, tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận ở vùng biển Okinawa cùng với máy bay J-15 cất và hạ cánh nhiều lần.

Hình ảnh do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chụp được cho thấy J-15 chỉ mang tên lửa không đối không, dường như để đảm bảo an toàn khi cất cánh và hạ cánh. Như vậy, Liêu Ninh và Sơn Đông nhiều khả năng không thể thực hiện các cuộc tấn công trên biển hoặc mặt đất và không có khả năng tác chiến hải quân.

Việc hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến mang lại kỳ vọng rằng nếu máy phóng điện từ hoạt động, J-15 có thể cất cánh với đầy đủ nhiên liệu và vũ khí, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng chiến đấu của nó.

Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó là sự thật, tàu sân bay Type 003 vẫn sẽ cần vài năm thử nghiệm thực địa và thử nghiệm máy phóng sẽ cần nhiều máy bay trên tàu sân bay.

Năm 2020, Trung Quốc tiết lộ rằng J-15B, một biến thể tiên tiến của J-15, đang được phát triển và sẵn sàng gia nhập không đoàn trên tàu sân bay Phúc Kiến.

Theo truyền thông Trung Quốc, thanh kết nối máy phóng được lắp vào phần mũi của J-15B và một số biện pháp gia cố về cấu trúc và vật liệu đã được thực hiện, với hy vọng máy phóng EMALS có thể giải quyết vấn đề quá tải của J-15. Trung Quốc cũng từ bỏ động cơ do Nga sản xuất và chuyển sang động cơ WS-10 sản xuất trong nước.

Theo sách Trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2021, tính đến tháng 8/2021, Trung Quốc có tổng cộng 34 máy bay chiến đấu J-15.

Theo nhiều nguồn tin và ấn phẩm mở, tàu sân bay Liêu Ninh được cho là có khả năng mang theo 24 máy bay chiến đấu, Sơn Đông là 32 còn Phúc Kiến có khả năng mang theo 40 chiếc. Như vậy, dường như Trung Quốc không có đủ máy bay phản lực để thử nghiệm và huấn luyện trên cả ba tàu sân bay này.

Thời điểm tàu sân bay Liêu Ninh được điều động trở lại vào tháng 5 năm nay, nó chỉ có tối đa 9 máy bay phản lực xuất hiện trên boong.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Hải quân Trung Quốc là họ phải đẩy nhanh việc sản xuất J-15B cho Phúc Kiến trong khi vẫn tiếp tục sản xuất J-15 cho hai tàu sân bay khác.

Thiết bị bổ sung và máy bay không thể được chia sẻ giữa ba tàu sân bay. Ngoài ra, Phúc Kiến còn đặt ra yêu cầu phải được bảo trì thường xuyên. Một khi Phúc Kiến quay trở lại nhà máy đóng tàu, một loạt máy bay hoạt động trên tàu sân bay này chỉ có thể ở chế độ chờ trên đất liền.

CHƯA SỞ HỮU ĐƯỢC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN ĐẤU ĐẦY ĐỦ

Không đoàn tiêu chuẩn cho một tàu sân bay Mỹ thường có từ 80 – 90 máy bay, gồm 48 máy bay chiến đấu F/A-18E/F hoặc F-35C, 4 đến 6 máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) E-2 Hawkeye, 4 đến 6 máy bay tác chiến điện tử E/A-18 Growler, máy bay chống tàu ngầm, máy bay vận tải và máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn.

Theo tiêu chí này, tàu sân bay Type 003 của Hải quân Trung Quốc chưa thể nào sở hữu một không đoàn hoàn chỉnh.

J-15B dự tính trang bị cho tàu sân bay Phúc Kiến vẫn chưa có ngày ra mắt chính thức. Một máy bay chiến đấu tiềm năng khác, ban đầu được gọi là FC-31, nay được đổi tên thành FC-35, vẫn đang được Trung Quốc phát triển.

AEW hoạt động trên tàu sân bay của Trung Quốc dự kiến là Shaanxi KJ-600, chưa được đưa vào sử dụng chính thức. Máy bay tác chiến điện tử trên tàu sân bay của Trung Quốc được cho là J-15D, một biến thể cải tiến của J-15.

Trong khi đó, việc sử dụng các máy bay trực thăng trên tàu sân bay mới chỉ bắt đầu và cũng sẽ cần thời gian để hình thành một đội bay phụ trợ hoàn chỉnh.

Với việc phải thử nghiệm và huấn luyện nhiều loại máy bay khác nhau cả trên đất liền và trên tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ mất ít nhất từ 3 -5 năm để hình thành một hạm đội tàu sân bay hoàn chỉnh. Trong trường hợp nếu bất kỳ bài kiểm tra nào không đáp ứng được yêu cầu thì họ sẽ mất một thời gian dài hơn nữa.

Trung Quốc luôn tự hào là nước đang sở hữu ba tàu sân bay. Thế nhưng, thực tế hai tàu đầu tiên là bản sao của các công nghệ từ thời Liên Xô cũ, được coi là lỗi thời. Trong khi đó, chiếc thứ ba cũng chỉ là bản sao của các công nghệ Mỹ.

Ngoại trừ các máy phóng điện từ được cố tình che giấu thì tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc – Phúc Kiến cũng không có gì quá đặc biệt. Nó vẫn đang ở giai đoạn đầu bắt chước công nghệ Mỹ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới