Thursday, December 19, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông tuần thứ 2

Bản tin Biển Đông tuần thứ 2

Trong tuần qua, dư luận quốc tế tiếp tục nóng lên về việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phi pháp trên Biển Đông. Công luận quốc tế tiếp tục phản ứng mạnh liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc, cụ thể:

Cập nhật những diễn biến mới nhất tại điểm nóng Biển Đông, ngày 7/1/2016, Nhật báo Le Figaro của Pháp có bài “Trung Quốc giăng bẫy trên Biển Đông”, cho biết việc 2 máy bay dân sự của Trung Quốc đáp xuống đường băng xây dựng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa đã tạo ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nước láng giềng. Việc ngang nhiên đưa vào sử dụng các cơ sở hạ tầng được xây dựng tại các đảo tranh chấp cho thấy Trung Quốc đang quyết tâm khẳng định sự chi phối về quân sự tại Biển Đông và thực thi chủ quyền bằng sức mạnh nhằm tạo thế áp đảo trong khu vực. Các chuyên gia đều cho rằng chắc chắn hành động tiếp theo, sau khi hoàn tất đường băng dài 3000m trên Đá Chữ Thập của Trung Quốc sẽ là đưa các trang thiết bị quân sự đến đảo đá này. Thêm vào đó, ba đường băng mà Trung Quốc xây dựng tại các đá ngầm và đảo san hô tại Trường Sa đang làm biến đổi tiêu cực những thông số cơ bản, khiến hiện trạng chiến lược tại khu vực bị thay đổi nghiêm trọng.

Các đường băng được xây dựng có đủ chiều dài để phục vụ các máy bay ném bom tầm xa, các phương tiện vận chuyển quân đội và các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Trung Quốc, mang lại cho Bắc Kinh một sự hiện diện quân sự ngay giữa vùng biển tại khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các căn cứ này để áp đặt một vùng phòng không và kiểm soát các vùng nước mà Trung Quốc đang tuyên bố chiếm đến 90% diện tích Biển Đông. Nếu Nhật Bản và Mỹ đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại khu vực thì phần nhiều nguyên nhân sẽ xuất phát từ chính sự khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực vừa qua.

Cùng với sự phản đối của Việt Nam và Nhật Bản, Philippines cho rằng “điều lo ngại, đó là Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát Biển Đông và điều này sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng hải và tự do hàng không”. Còn Mỹ tố cáo Trung Quốc “đang làm gia tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định ở khu vực”.

Trước những phản đối này, Trung Quốc đã thẳng thừng đưa ra tuyên đối bác bỏ, ngang nhiên khẳng định máy bay của Trung Quốc hạ cánh tại vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố một cách trắng trợn “Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ có một thái độ công bằng và khách quan, không đưa ra những bình luận khiến tình hình thêm lộn xộn và làm gây hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực”.

Cũng liên quan đến việc Trung Quốc tổ chức bay trái phép ra đá Chữ Thập, một số báo mạng Ucraina nhưuazmi.org, censor.net.uangày 9/1/2016 và 10/1/2016 đã đưa tin“Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm không phận của mình”, cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2016, Trung Quốc đã thực hiện liên tục 46 chuyến bay quân sự tới các đảo đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Còn hãng tin REUTERS đưa ra nhận định “rõ ràng hơn bao giờ hết, Bắc Kinh đang bắt đầu bộc lộ ý đồ chuẩn bị xây dựng một căn cứ không quân thực sự tại quần đảo Trường Sa bằng những hành động lấn lướt, ỷ mạnh hiếp yếu gây quan ngại cho các nước láng giềng trong khu vực”. Các báo này cũng tỏ ra lo ngại, cho rằng, bất chấp sự phản đối chính đáng của Việt Nam, một Trung Quốc hiếu chiến sẽ khó lòng từ bỏ ý định thực hiện các chuyến bay tiếp theo tới các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông trong tương lai.

Lo ngại về khả năng xảy ra mất an toàn hàng không do việc Trung Quốc tiến hành bay trái phép ra Chữ Thập, ngày 12/01/2016, báo Bangkok Post có bài viết “Những rủi ro hàng không không đáng có”, với nội dung chính là những hệ quả sẽ xảy ra đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đông do sự kiện Trung Quốc đưa máy bay hạ cánh xuống Đá Chữ Thập những ngày đầu năm 2016. Theo bài báo, Trung Quốc cần phải nghiêm túc nhận trách nhiệm do việc gây ra nhiều căng thẳng gần đây ở Biển Đông do các yêu sách chủ quyền quá đáng của mình đối với hầu hết toàn bộ khu vực này – nguyên nhân chính làm tiếp diễn các cuộc xung đột không cần thiết và thực sự nguy hiểm. Việt Nam, Philippines và các nước khác đã tuyên bố Trung Quốc đang làm cho các tranh chấp lãnh thổ trở nên “nhạy cảm” hơn. Bắc Kinh nên lùi lại một bước, hành động hợp lý, hợp tình hơn để ngăn chặn một thảm kịch nhiều khả năng có thểxảy ra. Tuy nhiên, với những diễn biến như hiện nay, nguy cơ nhãn tiền cho các nước là các chuyến bay từ lãnh thổ Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến các khu vực mới “thâu tóm” được trên quần đảo Trường Sa. Đây là một động thái hết sức nguy hiểm khi nhà chức trách Bắc Kinh ngang nhiêncoi các chuyến bay này là đường bay nội địa của họ. Lực lượng không quân và các hãng hàng không dân sự Trung Quốc đang vận hành một cách ngông cuồng các chuyến bay qua lại tự do trênBiển Đông ở một phạm vi rộng lớn, kéo dài đến tận ven biển Philippines, mà không hề có thông báo nào. Không phải ai cũng biết, điều này đang tạo ra tình thế nguy hiểm cực độ. Trước tình hình trên, ngày 09/1, Việt Nam đã công khai đệ đơn khiếu nại. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) đưa ra tuyên bố được xem là hoàn toàn đúng đắn rằng, cácchuyến bay của Trung Quốc “đe dọa an toàn của tất cả các chuyến bay trong khu vực”, chính thức gửi đến Bắc Kinh và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế của Liên hợp quốc (ICAO).

Bài báo cũng cho biết, bên cạnh Việt Nam, Philippines cũng tỏ thái độ quyết liệt. Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết ông sẽ đưavấn đề an toàn hàng không ra trước ASEAN. Ông cũngnêulo ngạicủa Manila về việc Trung Quốc có thểđangxem xéttuyên bốADIZ nhằm buộc tất cả các chuyến bay, trừ máy bay Trung Quốc, phải khai báo thông tin khibay vào lãnh thổ Trung Quốc (trên Biển Đông). Trong khi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không được một bên nào công nhận, việc tùy tiện lập ADIZ chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng không chỉ cho hòa bình và an ninh khu vực, mà còn ảnh hưởng đến tự do hàng không của các nước trên thế giới.

Các quốc gia ven biển và tất cả các nước ASEAN, chẳng lấy gì làm khó khăn để hiểurõcác yêu sách hiểm độc của Trung Quốc dù được ngụy tạo dưới muôn vàn lý do thiếu thuyết phục.Một lần nữa, Trung Quốc lại gây thêm sai lầm khi chỉ vì mục đích củng cố yêu sách chủ quyền không có cơ sở của mình mà tiếp tục hành động một cách sai trái, gây căng thẳng và làm phát sinh rủi ro cho tự do hàng không quốc tế mà không có lý do chính đáng. Điều này không những không thể giúp củngcố yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông, các chuyến baykhông được thông báo một cách phù hợpsẽ chỉ tạo ra phản đối lớn hơn đối với Trung Quốc bởi sự an toàn bay của hàng chục hãng hàng không trên thế giới nhất định sẽ bị uy hiếp.

Cùng với hành động ngang nhiên tổ chức liên tục các chuyến bay ra Chữ Thập, tuần qua, một lần nữa, Trung Quốc lại cho quốc tế thấy rõ tham vọng của mình đối với Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố đã đóng xong tàu tuần tra biển lớn nhất thế giới CCG 3901 và sớm đưa vào hoạt động ở khu vực Biển Đông nhằm tăng cường sức mạnh của mình tại đây. Theo tờ The Straits Times (Singapore) ngày 11/1, chiếc tàu này có lượng giãn nước đến 12.000 tấn (hơn cả tàu khu trục) với tốc độ tối đa là 25 hải lý. Tàu CCG 3901 được trang bị pháo 76 mm, 2 pháo phòng không và sàn đáp cho trực thăng. Con tàu tuần tra trước đó có thiết kế tương tự, chiếc CCG 2901 với lượng giãn  nước 10.000 tấn đang được sử dụng tuần tra ở biển Hoa Đông. Chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ ý đồ của Trung Quốc đóng các tàu lớn tuần tra ở Nam Hải nhằm tạo điều kiện để Trung Quốc hiện diện lâu dài với lực lượng đông và chứa nhiều lương thực khi tuần tra, đồng thời các tàu này còn giúp cho quân đội Trung Quốc áp đảo về sức mạnh khi xung đột với tàu nước khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới