Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự kýĐẠI SỰ KÝ VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO...

ĐẠI SỰ KÝ VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA KỲ III

Kỳ III.

III. THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI :

– Ngày 15-8-1945 : Nhật Bản đầu hàng. Ngày 19-8, Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội. Chính phủ lâm thời  Hồ Chí  Minh  được  thành  lập  ngày  22-8.  Ngày  25-8 Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, ngày 2-9, Hồ Chí Minh tuyên bố  nền  độc  lập  của  Việt  Nam  và lập  ra nước  Việt  Nam dân chủ cộng hòa.

Nước  Pháp  chủ trương  giành  lại  quyền  kiểm  soát Đông Dương.

– Ngày  28-2-1946 :  Một  Hiệp  ước  Pháp  –  Trung  được ký  ở  Trùng  Khánh  cho  phép  Pháp  thay  thế quân  đội Trung Quốc ở Bắc Kỳ.

Nhưng  Chính  phủ  Hồ  Chí  Minh  ký  với  các  đại  diện Pháp các Hiệp định ngày 6-3-1946. Theo Hiệp định, nước Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, thành viên của Liên hiệp Pháp.

Việc  thi  hành  các  Hiệp  định  ngày  6-3-1946  gặp  vô vàn  khó  khăn.  Từ  tháng  12-1946,  chiến  sự  mở  rộng  ra khắp nơi.

Nhưng  Pháp  đã sử  dụng  con  bài  một  nhà nước  Việt Nam  gọi  là “Quốc  gia”,  khuyến  khích  lập  ra một  chính phủ  Việt  Nam  thứ hai  được  hợp  thức  hóa bởi  các  Hiệp định  ngày  8-3-1949 và các  Hiệp  định  1954  đã tạo  ra sự tồn  tại  của hai  nước  Việt  Nam  với  việc  chấm  dứt  cuộc chiến  tranh  Đông  Dương.  Nhưng  cuộc  chiến  tranh  Việt Nam  lại  tiếp  diễn  cho  đến  khi  thống  nhất  hai  nước  Việt Nam vào năm 1975.

– Đến 1947 : (Ngày 7-1, hay 13-1 tùy theo nguồn tin), lợi dụng tình trạng các đảo không có sự chiếm đóng của các nhà chức  trách  Pháp,  Trung  Quốc  cho  quân  đội  đổ  bộ một  lần  nữa lên  đảo  Phú  Lâm  (Woody)  thuộc  quần  đảo Hoàng  Sa.  Chính  phủ Pháp  đã  chính  thức  phản  đối  sự chiếm  đóng  bất  hợp  pháp  đó  là  gửi  một  phân  đội  lính Pháp và Việt Nam đến đặt một đồn lính ở đảo Hoàng Sa.

– Chính  phủ  Trung  Quốc  phản  kháng  và các  cuộc thương lượng được tiến hành từ 25-2 đến ngày 4-7-1947 ở Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ trọng tài giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày  1-12-1947,  Tưởng  Giới  Thạch  ký  một  sắc  lệnh  đặt các tên Trung Quốc cho hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

– Năm 1948, những sự kiện ở Trung Quốc làm cho người ta chú ý đến tình hình các quần đảo.

Việc  thiết  lập  chế độ  Cộng  hòa Nhân  dân  Trung  Hoa vào năm 1949 đã làm thay đổi rất nhiều môi trường quốc tế của cuộc tranh chấp.

-Tháng 4-1949 : Đổng lý văn phòng của Hoàng Đế Bảo Đại,  Hoàng  thân  Bửu  Lộc,  tại  một  cuộc  họp  báo  tại  Sài Gòn đã công khai khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

– Tháng 4-1950 : Đồn lính do Trung Hoa dân quốc đặt trên đảo Phú Lâm đã được rút đi. Đơn  vị  lính Pháp  vẫn được  duy  trì  ở đảo  Hoàng  Sa.  Ngày  14-10,  Chính  phủ Pháp  chính  thức  chuyển  giao  cho  Chính  phủ  Bảo  Đại quyền  quản  lý  các  quần  đảo.  Tổng  trấn  Trung  phần  đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.

Lúc  đó  dường  như  không  có  một  sự  có  mặt  nào  về mặt quân sự ở quần đảo Trường Sa.

– Năm 1951 :  Quần  đảo  Trường  Sa trở thành  đối  tượng  của các  yêu  sách  trên  lĩnh  vực  ngoại  giao.  Tổng  thống Philippin,  Quirino,  đòi  các  đảo  đó  cho  Philippin  (17-5) với lập luận về tính kế cận. Ngày 24-8, Tân Hoa xã tranh cãi  về  các  quyền  của Pháp  và những  tham  vọng  của Philippin  và những  kiên  quyết  khẳng  định  quyền  của Trung Quốc.

Từ mùa hè năm 1951 bắt đầu hình thành bản dự thảo một  Hiệp  ước  hòa bình  với  Nhật  Bản.  Bản  Hiệp  ước  sẽ được ký vào 8-9-1951. Trong đó, điều 2, đoạn 7 nêu:

Nhật  Bản  từ  bỏ  mọi  quyền,  danh nghĩa  và  yêu  sách đối với các quần đảo Paracels và Spratleys”.

Được thông báo về bản dự thảo Hiệp ước, ngày 15-8- 1951, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung  Hoa,  Chu  Ân  Lai,  ra bản

Tuyên  bố  công  khai khẳng  định  tính  lâu  đời  của các  quyền  của  Trung  Quốc đối với các quần đảo.

– Tháng  9-1951 :  Hội  nghị  San  Francisco  khai  mạc. Trung Quốc đã không có mặt. Ông  Gorse,  tại  Diễn  đàn  Hội  đồng  Liên  hiệp Pháp,  ngày  23-3-1952,  khẳng  định  (coi  là  đáng  tiếc)  việc  vắng  mặt  của  Trung Quốc,  cả  hai  phía  Trung  Quốc,  ở  Hội  nghị  này.

Ông Gromyko trong buổi họp toàn thể ngày 5-9, đưa ra 13 điểm bổ sung. Điểm thứ nhất dự kiến việc Nhật Bản công  nhận  chủ  quyền  của cộng  hòa dân  chủ  nhân  dân Trung  Hoa “Trên  các  đảo  Paracels  và  các  đảo  khác  quá  về phía Nam”. Điểm này đã bị bác bỏ với 48 phiếu trên 3.

Ngày 7-9 : Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính  phủ  Bảo  Đại  trịnh  trọng  tuyên  bố  hai  quần  đảo thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Không có đại biểu nào bình luận về bản Tuyên bố này.

Không  có  một  sự  quy  thuộc  rõ  ràng  các  đảo  được thực hiện bằng thỏa thuận khi kết thúc hội nghị.

– Năm 1952 : Trong một cuộc hội thảo tại Hội đồng Liên hiệp Pháp, khi được yêu cầu cho biết ý kiến về Hiệp ước hòa bình  với  Nhật  Bản,  có  nhiều  tuyên  bố đã được  đưa ra, song đôi khi chúng mâu thuẫn với nhau:

– Ông Nguyễn Khắc Sử, báo cáo viên Ủy ban các quan hệ đối  ngoại  nhận  xét  rằng  Nhật  Bản  từ  bỏ  tất  cả  mọi quyền  đối  với  các  quần  đảo  nhưng  trong  văn  bản  đã chẳng có một chữ nào nói đến sự quy thuộc sau này của chúng.

Ông  nói thêm “Nhưng các đảo này đã từ lâu là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi dám hy vọng rằng trong các cuộc  thương lượng sau  này –  trong thời  gian  không xa  lắm,việc trả lại chúng theo luật sẽ được tiến hành với một tinh thần hiểu biết hữu nghị”.

Cũng  trong  cuộc  tranh  luận  này,  ông  Gorse nhắc  lại việc bản Hiệp ước đã loại Nhật Bản ra ngoài các lãnh thổ này nhưng lại không giải quyết vấn đề dứt khoát chuyển giao chúng về đâu. Và ông Bửu Kính nhắc lại quyền của Việt  Nam  sau  khi  Tổng  thống  ngoại  giao  Maurice  Shuman đã khẳng định :

Hoàn  toàn  đúng là  các  quần  đảo  Paracels  và  Spratleys thuộc lãnh thổ của Liên hiệp Pháp”.

Người ta thấy có sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các luận điểm  này  với  các  điều  nói  ra ngày  hôm  sau,  ngày  26-3- 1952, của Maurice Faure, báo cáo viên về luật phê chuẩn  Hiệp ước, ông ta coi các  đảo đó trở thành  terra derelictae (đất đai bị từ bỏ).

Còn tiếp Kỳ IV.

 

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới