Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngDiễn biến quân sự diễn biến nhanh ở Thái Bình Dương

Diễn biến quân sự diễn biến nhanh ở Thái Bình Dương

Từ Đông Bắc Á cho đến phía nam Biển Đông, chuyển động quân sự của các nước lớn đang được theo dõi kỹ lưỡng, giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng.

Mỹ, Hàn, Nhật củng cố năng lực

Mỹ và Hàn Quốc ngày 22.8 đã bắt đầu cuộc tập trận chung lớn trong bối cảnh hai nước đồng minh tìm cách củng cố năng lực phòng thủ trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa gia tăng từ CHDCND Triều Tiên.

Cuộc tập trận, có tên mới là “Ulchi Freedom Shield” (UFS), dự kiến diễn ra trong 2 tuần, theo Hãng thông tấn Yonhap. Đây vốn là hoạt động thường niên, nhưng trong giai đoạn 2018 – 2021, Mỹ và Hàn Quốc đã thu nhỏ quy mô vì muốn tìm kiếm giải pháp ngoại giao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Bình Nhưỡng vốn xem việc Mỹ – Hàn tập trận chung là hành động chuẩn bị cho chiến tranh. Trong những tuần qua, ông Kim đã liên tục đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, gợi ý Triều Tiên có thể quay lại với các hành động mà Seoul cho là khiêu khích, sau thời gian tạm nghỉ để đối phó với dịch bệnh.

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã tiến hành một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa tại Hawaii vào đầu tháng này, lần đầu tiên kể từ năm 2017.

Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản ngày 21.8 tiết lộ Tokyo đang tìm cách sở hữu hơn 1.000 tên lửa hành trình tầm xa, động thái được cho là nhắm đến Trung Quốc và Triều Tiên. Để làm được điều này, chính phủ Nhật Bản sẽ nâng cấp tầm bắn của các tên lửa đất đối hạm Type 12, từ hơn 100 km lên khoảng 1.000 km, theo tờ Yomiuri.

Tờ báo cho hay số tên lửa này chủ yếu sẽ được triển khai ở chuỗi đảo tây nam, từ Kyushu đến Nansei. Với tầm bắn sau khi nâng cấp, các tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở Triều Tiên và vùng ven biển của Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang tìm cách cải tiến để có thể phóng tên lửa từ tàu và máy bay chiến đấu.

Kế hoạch của Tokyo được hé lộ không lâu sau khi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản trong cuộc tập trận xung quanh Đài Loan hồi đầu tháng 8. Theo Yomiuri, mục đích của kế hoạch là “thu hẹp khoảng cách” với Trung Quốc.

Cũng theo tờ báo, Chiến lược an ninh quốc gia và các kế hoạch quốc phòng khác của Nhật Bản sẽ được sửa đổi vào cuối năm nay. Chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến đưa vào các tài liệu này vấn đề sở hữu “năng lực phản công” để tấn công các căn cứ tên lửa của đối phương nhằm mục đích tự vệ.

Nhiều diễn biến quân sự cấp tập xảy ra ở Thái Bình Dương - ảnh 2
Thủ tướng Kishida thị sát doanh trại Asaka ở Tokyo hồi tháng 11.2021, bên cạnh là một tên lửa Type 12 Reuters
RELATED ARTICLES

Tin mới