Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÝ kiến đề nghị bỏ cụm từ' “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt”...

Ý kiến đề nghị bỏ cụm từ’ “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt” khỏi Điều lệ Đảng

Ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20, ba Đảng viên lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng tên thật để viết một bức thư ngỏ và đăng trực tuyến. Ba người này kêu gọi xóa cụm từ “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt” khỏi Điều lệ Đảng và xử lý bất kỳ Đảng viên nào sùng bái lãnh đạo quá mức.

Một người lính đứng gác trong phiên họp toàn thể của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 09/03/2017. (Ảnh: Fred Dufour / AFP / Getty Images)

Ba Đảng viên Dong Hongyi, Ma Guiquan và Tian Qizhuang, hiện sống ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, đã đăng một bức thư ngỏ vào ngày 25/08 trên trang weiquanwang.com – một trang web do các chuyên gia pháp lý Trung Quốc thành lập để bênh vực quyền hợp pháp của công dân.

Họ nói trong bức thư rằng hiến pháp Trung Quốc quy định “tất cả các đảng phái chính trị” phải tuân theo hiến pháp và pháp luật; và hiến pháp chỉ cho ĐCSTQ quyền lực hạn chế. Tuy nhiên, trong đoạn cuối tài liệu tóm tắt của bản sửa đổi Điều lệ Đảng do ĐCSTQ thông qua trong Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017), Đảng đã thêm cụm từ “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt bao gồm Đảng, chính phủ, quân đội, các vấn đề dân sự và học thuật, trong mọi ngành và mọi nơi trên đất nước”.

Ba Đảng viên chỉ ra rằng “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt” là mệnh lệnh do cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông đưa ra trong Cách mạng Văn hóa – thời kỳ ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ nhất – và nó đã lỗi thời, không nên áp dụng ở hiện tại.

Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng không có tổ chức nào ở Trung Quốc, dù xưa hay nay, cũng như không có tổ chức nào ở nước ngoài từng được ủy quyền “lãnh đạo mọi mặt” và không ai có thể “lãnh đạo mọi mặt”. Ba Đảng viên lão thành cho rằng Điều lệ Đảng nên thúc đẩy việc tách biệt giữa Đảng và Chính phủ. Họ cũng chỉ trích ĐCSTQ vì đã toàn quyền chọn ra các thành viên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc – cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc.

Ngoài ra, ba Đảng viên nói rằng phương châm “ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt” đã tạo ra vụ lộn xộn lớn ở Vũ Hán khi COVID-19 bùng phát, nhưng không có quan chức nào phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý; trong khi đó, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) lại bị cảnh sát gọi đến làm việc vì dám nói lên sự thật về đại dịch.

Họ đề nghị: “Bất kỳ đảng viên nào sử dụng quyền lực của mình để thực hiện việc sùng bái lãnh đạo quá mức đều phải bị khai trừ khỏi Đảng và bị cách chức”.

Mặc dù họ không nêu tên bất kỳ ai, nhưng nhiều người tin rằng điều đó nhắm vào nhà lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình, người đang nỗ lực để giành thêm một nhiệm kỳ nữa trong Đại hội Đảng lần thứ 20 sắp diễn ra.

Một trong những người đồng ký tên vào bức thư ngỏ, ông Tian Qizhuang, cây bút đã nghỉ hưu đến từ thành phố Hàm Đan, đã xác nhận tính xác thực của bức thư với The Epoch Times vào ngày 26/08. Ông Tian cũng đăng trên tài khoản xã hội WeChat rằng ông có thể sẽ bị cảnh sát Trung Quốc ‘quấy rối’. Ông nói: “Nếu anh [cảnh sát] đến nhà tôi, anh đang thực thi nhiệm vụ một cách chính thức, vậy thì vui lòng mang theo thẻ ngành và trát (hoặc còng tay), nếu không tôi sẽ không cho anh vào. Nhân tiện, tôi đã sống lâu rồi và không sợ chết, nếu các anh hạn chế quyền tự do cá nhân của tôi, tôi sẽ tuyệt thực!”.

Ông Tian tiết lộ với The Epoch Times rằng cảnh sát chưa đến gõ cửa nhà ông nhưng đã liên lạc với ông qua WeChat.

Thoái xuất khỏi ĐCSTQ là giải pháp tốt nhất
Nhiều nhà phân tích đã ca ngợi lòng dũng cảm của ba Đảng viên lão thành của ĐCSTQ; tuy nhiên, họ cho rằng giải pháp tốt nhất là nhận thức đầy đủ bản chất của Đảng và hoàn toàn thoát ly khỏi nó.

Về bức thư ngỏ, nhà bình luận Wu Zuolai – sống và làm việc tại Mỹ – nói với The Epoch Times vào ngày 26/08 rằng: Dấu hiệu quan trọng nhất của một đất nước văn minh là sự độc lập của cơ quan tư pháp.

Nhà bình luận Wu nói rằng trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, những hành động thể hiện sự sùng bái cá nhân đang gia tăng. “Họ [ba Đảng viên] đã công khai một cách rất đúng lúc bức thư chung gửi tới ĐCSTQ với tư cách là Đảng viên. Sự dũng cảm của họ thật đáng khâm phục”.

Trong khi đó, Giáo sư Feng Chongyi tại Đại học Công nghệ Sydney nói với The Epoch Times: “Một bức thư như vậy không có ý nghĩa đặc biệt gì lắm; có nhiều quan điểm sắc bén và trực tiếp hơn về ĐCSTQ hơn bức thư này. Luôn luôn có điều đó nhưng chúng đã bị dập tắt vì truyền thông và Internet ở Trung Quốc bị ĐCSTQ kiểm soát. Chế độ độc tài là để kiểm soát và để bịt miệng những tiếng nói bất đồng và chống đối”.

Cựu Phó giáo sư Li Yuanhua tại Đại học Sư phạm Thủ đô (Capital Normal University) ở Bắc Kinh nói với The Epoch Times rằng việc ba Đảng viên lão thành sử dụng danh tính Đảng viên của họ để đưa ra lời khuyên cho ĐCSTQ là vô nghĩa bởi vì nó cho thấy họ hy vọng Đảng sẽ trở nên tốt hơn.

Theo ông Li, ba Đảng viên này chưa nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ. Trên thực tế, thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ là xu hướng chủ đạo trong xã hội ngày nay. Giờ đây, 400 triệu người Trung Quốc đã thực hiện “tam thoái” – thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức đoàn, đội.

“ĐCSTQ là tà ma mang đến thảm họa cho xã hội loài người. Nó đã gây ra nhiều đau khổ cho người dân Trung Quốc. Thật xấu hổ khi là một thành viên của tổ chức này; quý vị nên hoàn toàn thoái xuất khỏi nó càng sớm càng tốt, từ bỏ ĐCSTQ và sau đó có một cuộc sống mới cho chính mình”, ông nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới