Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKhi “cái bên lề” lên ngôi

Khi “cái bên lề” lên ngôi

Ngày 15/9, tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 22 (thành phố Samarkand, Uzbekistan) với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp “bên lề”

Cái gọi là “bên lề”, theo nhiều người, là diễn ngôn ngoại giao. Thực ra, vấn đề nó đề cập nhiều khi còn khiến dư luận quan tâm hơn cả các nội dung được coi là chính.

Nhìn vào cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/9 thì thấy, quả là như thế. Hai nhà lãnh đạo bàn nhiều, nói nhiều về những vấn đề to tát và quan trọng, như: xác định nhiệm vụ của SCO – tổ chức đa quốc gia lớn nhất trên thế giới với khoảng 50% dân số thế giới hiện nay; sứ mệnh của Nga và Trung Quốc trong việc đưa thế giới đang biến động phức tạp tới quỹ đạo phát triển bền vững và tích cực…

Tuy nhiên, còn hơn một điểm nhấn trong cuộc gặp, điều khiến dư luận quốc tế một lần nữa trở nên nóng hổi, là tuyên bố của ông Tập Cận Bình.

Người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới hiện nay đã nói gì? Ông nói rằng: “Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những thế lực thù địch ủng hộ ‘độc lập cho Đài Loan’, cũng như những can thiệp từ bên ngoài. Không quốc gia nào có quyền hành động như thẩm phán trong vấn đề Đài Loan (Trung Quốc)”.

Một câu nói “lạc đề”, thoát ly nội dung câu chuyện đang hồi mặn mà giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc chăng? Có lý do để nghĩ thế. Nhưng cũng có lý do để hiểu, tại sao người đứng đầu Trung Nam Hải là ông Tập bỗng dưng nổi nóng lên vậy?

“Thế lực thù địch” là ai? Phiếm chỉ chăng? Không. Là Mỹ. Ai cũng biết thế. Mỹ mới là đối tượng ông Tập ném giận chứ nào phải Nga. “Ủng hộ độc lập cho Đài Loan” vẻ như hàm oan cho Mỹ. Tuy nhiên, cái kiểu miệng nói “một Trung Quốc”, nhưng lại “cấm” Trung Quốc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng thì đích thị muốn hòn đảo này độc lập, tự trị vĩnh viễn rồi. Và bất chấp Trung Quốc vùng vằng cả giận, đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhất, Mỹ mặc kệ, bỏ ngoài tai.

Như đầu tháng 8, ông Tập đã cảnh bảo trực tiếp với người đồng cấp là ông Biden rằng Trung Quốc coi việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ – bà Pelosi – trong chuyến công du Châu Á, ghé thăm Đài Loan là “lằn ranh đỏ”. Vậy mà chuyến thăm vẫn diễn ra cùng với thanh minh thanh nga của ông Binden là “mình khó nói” với người đứng đầu nhánh lập pháp.

Sau đó, Trung Quốc triển khai một cuộc tập trận ra ý mình nói là làm. Chỉ có điều, cuộc tập trận chỉ diễn ra sau khi chuyên cơ của bà Pelosi về gần tới Washington, thì thiên hạ biết, Trung Quốc còn tỉnh lẳm, chỉ dọa thế thôi, còn lâu mới manh động.

Tập trận dù quy mô đến đâu, dài đến bao nhiêu ngày, mục tiêu giả tưởng là gì…, suy cho cùng thì cũng là …dọa.

Trở lại tuyên bố bên lề SCO của ông Tập Cận Bình. Ông Tập không nói không được. Là bởi sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép chi 4,5 tỷ USD bảo đảm an ninh cho Đài Loan (Trung Quốc) trong 4 năm, hỗ trợ chính quyền hòn đảo này tham gia các tổ chức quốc tế, thiên hạ đang nóng lòng chờ đợi phản ứng của Bắc Kinh, nhất là của người đứng đầu Trung Nam Hải.

Nhìn vào thời điểm thông qua, có người cho rằng, quốc hội Mỹ hẳn đã tính toán để “chơi đểu” Trung Quốc?

Nếu không thế, sao Mỹ lại nhè chỉ trước một ngày diễn ra sự kiện “bên lề” của hai nhà lãnh đạo Nga và Trung quốc để làm cái việc thông qua một dự luật mà hồi tháng 6 năm nay, khi nó trình lên quốc hội, Bắc Kinh đã làm ầm lên với cáo rằng: đây là hành động đe dọa lợi ích của Trung Quốc, và không thể khác Trung Quốc “buộc phải có biện pháp đáp trả kiên quyết”.

“Đáp trả kiên quyết” là thế nào? Một câu hỏi khó, xét trong thời điểm này. Thế nên tạm thời, hãy cứ coi sự cả giận và tuyên bố giận dữ nêu trên của ông Tập Cận Bình là lời đáp trả mạnh mẽ đã. Còn hành động cụ thể: hãy chờ xem.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới