Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMực nước sông Mê Kông cải thiện, nhiều thủy điện hạ lưu...

Mực nước sông Mê Kông cải thiện, nhiều thủy điện hạ lưu đầy hồ chứa

Ở khu vực Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam, mực nước sông Mê Kông đang được cải thiện, tuy nhiên đỉnh lũ vẫn ở mức thấp.

Đỉnh lũ khu vực đầu nguồn sông Cửu Long năm nay có thể vào khoảng ngày 9 – 11.10; mực nước xấp xỉ mức báo động 1

Theo bản tin của MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện sông Mê Kông), ở phần thượng lưu vực (từ Chiang Saen ở Thái Lan ngược lên) do tình trạng khô hạn và thủy điện tích nước nên dòng chảy vẫn bị thiếu hụt đến 40%. Trong khi đó ở hạ lưu vực, bão Noru cuối tháng 9 vừa qua đã khiến các hồ chứa trên tích trữ được nước nhiều hơn so với bình thường. Có đến 7 hồ chứa đạt 100% dung tích chứa, thậm chí một số trường hợp đã vượt quá dung tích thiết kế.

Hiện nay, ở khu vực Biển Hồ (Campuchia) bão Noru khiến vùng ngập lũ được mở rộng 14% so với đầu tháng 9; mực nước lũ ở đây đã về mức trung bình nhiều năm. Sự gia tăng mực nước lũ và mở rộng diện tích ngập ở khu vực Biển Hồ được dự báo sẽ tiếp tục trong tháng 10 nhờ lượng mưa tiếp tục ở mức cao.

Nước mùa lũ ở Campuchia khá cao nên lượng nước đổ về vùng đầu nguồn ĐBSCL trong thời gian qua khá hơn một vài năm gần đây. Tuy nhiên, mực nước trong những ngày đầu tháng 10 vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp hơn mức báo động 1. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP), đỉnh lũ khu vực đầu nguồn sông Cửu Long năm nay có thể vào khoảng ngày 9 – 11.10; mực nước xấp xỉ mức báo động 1. Nên về cơ bản các khu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đầu nguồn không bị ảnh hưởng bởi lũ.

Ngược lại, ở vùng giữa và khu vực ven biển, do lũ kết hợp với triều cường cao có thể làm mực nước sông dâng lên đạt báo động 3, một số nơi vượt báo động 3. Theo tính toán, có khoảng 53.400 ha đất trũng thấp ở khu vực này bị ngập; nặng nhất là Hậu Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới