Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

TQ bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77, hôm qua [29/9/2022] Việt Nam đã có những hoạt động nhộn nhịp tại hội trường Liên Hợp Quốc ở New York, thể hiện đầy đủ tư thế nổi bật của “Ngoại giao cây tre”.

Không phải trong năm nay Việt Nam mới đề xuất “Ngoại giao cây tre“. Ngay tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 8/2016, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo phong cách ngoại giao “độc đáo, như cây tre” trong thực tiễn ngoại giao. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc bằng câu “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền Ngoại giao cây tre Việt Nam có đặc sắc vừa hiện đại vừa dân tộc“. Từ đó, “Ngoại giao cây tre” đã trở thành một chủ đề nóng, gây ra sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài Việt Nam.

Giờ đây Việt Nam lại lần nữa đề cao nổi bật “Ngoại giao cây tre”, hiển nhiên điều đó không chỉ vì để tạo dựng một vị thế ngoại giao mới hoặc là sự tổng kết kinh nghiệm cuộc xung đột Nga-Ukraine – như quan điểm của một số học giả. Tác giả bài báo này cho rằng, đề xuất đó vừa là suy nghĩ có tính chiến lược của ngoại giao Việt Nam từ ngày dựng nước, vừa cũng là “tín hiệu mạnh mẽ” mà chính sách ngoại giao Việt Nam gửi đến cả trong và ngoài nước trước tình hình thế giới và khu vực đầy biến động rối loạn hiện nay.

Trước hết, về đối nội, đã nhấn mạnh khái niệm “Luật cây tre” và “Phong cách cây tre”. “Luật cây tre” là quy luật sinh tồn của cây tre. Tre mọc rễ khắp nơi, điều đó thể hiện ngoại giao Việt Nam bao giờ cũng lấy lợi ích quốc gia làm điểm xuất phát và điểm dừng; cây tre có thể sống sót trên các loại đất, điều đó nói lên ngoại giao Việt Nam phải thích ứng với các loại môi trường và điều kiện phức tạp; gốc tre đầy rễ nhỏ đan xen chằng chịt vào nhau, ngụ ý ngoại giao Việt Nam cần phải lấy tiền đề là nội bộ đoàn kết cao độ. “Thuyết bén rễ khắp mọi nơi” nghĩa là hướng dẫn dân chúng hiểu đúng mục đích căn bản của ngoại giao Việt Nam, tránh trường hợp do hiểu sai mà xảy ra hiểu nhầm đường lối ngoại giao, dẫn đến hiểu nhầm Đảng và Chính phủ; “Thuyết thích ứng hoàn cảnh” là phải nói rõ cho dân biết ngoại giao Việt Nam đang đứng trước các tình thế phức tạp, cực kỳ khó khăn; “Thuyết rễ tre chằng chịt” là mong muốn dân và Chính phủ đoàn kết cùng nhau thúc đẩy nền ngoại giao Việt Nam.

“Phong cách cây tre” là nói ngoại giao Việt Nam có những đặc điểm rõ ràng như “kết hợp rắn mềm, xem xét thời thế, biết mình biết người, tiến thoái có căn cứ, tùy cơ ứng biến và dùng sự mềm mỏng (đạo đức) để thuyết phục người khác“, có nghĩa là cho thấy ngoại giao Việt Nam thực sự cầu thị và có sách lược, người dân cần phải tin tưởng vào ngoại giao Việt Nam, phải nhìn nhận ngoại giao của đất nước mình từ góc độ tổng thể và lâu dài, không được vội vàng đòi hỏi thành công hoặc đưa ra những cách giải thích đơn giản.

Thứ hai, tạo dựng “hình ảnh cây tre” và thể hiện “tư thế cây tre” với thế giới bên ngoài. “Hình ảnh cây tre” lần đầu tiên được tạo dựng cho người Mỹ xem. Vào tháng 5 năm 2016, trước khi Việt Nam đề xuất “Ngoại giao cây tre“, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama trong thời gian thăm Việt Nam đã dùng cây tre để hình dung tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Vì vậy, hình ảnh cây tre không xa lạ đối với người Mỹ.

Có điều là, ngoài “bất khuất” ra, Việt Nam còn thêm vào cách giải thích “uyển chuyển, linh hoạt và khiêm nhường” cho cây tre, tỏ rõ Việt Nam là một đất nước “mềm dẻo, linh động” như cây tre, có thể thoải mái giao thiệp với nước này. Về mặt khách quan, “hình ảnh cây tre” giúp làm sâu sắc thêm thiện cảm của Mỹ và phương Tây đối với Việt Nam. Trong vùng văn hóa Nho giáo, cây tre thường tượng trưng người quân tử khiêm nhường, trọng sự tôn nghiêm, trọng khí tiết. Bởi thế, “hình ảnh cây tre” dường như muốn để các quốc gia liên quan thấy rằng Việt Nam “trọng đoàn kết, trọng nhân ái nhưng kiên quyết bảo vệ lợi ích dân tộc”, đồng thời “có đủ sự kiên định và tự tin khi đối mặt với khó khăn”, không vì hữu hảo mà từ bỏ lợi ích và đấu tranh.

Tư thế cây tre” đại diện cho lập trường và thái độ cơ bản của Việt Nam trong cuộc chơi của các nước lớn, đó là “rễ sâu” (dựa trên lợi ích dân tộc), “lưng thẳng” (kiên trì luật pháp quốc tế và chính trực, chính nghĩa), đung đưa theo gió nhưng không nghiêng về một phía; ở đây, đối với một số quốc gia, điều đó còn có nghĩa là xóa tan các nghi hoặc và cắt đứt những suy tư của họ. Đương nhiên, còn có một ý nghĩa khác không được nói rõ, đó là “Dù là gió đông hay gió tây đều chớ có quá mạnh, nếu không, ta tuy không ngả về một phía, nhưng ta sẽ hướng về một phía”.

Sau khi đã hiểu được tín hiệu phát đi từ “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam thì sẽ không khó hiểu về bối cảnh của “Ngoại giao cây tre”.

Từ sau đổi mới và mở cửa, kinh tế – xã hội Việt Nam phát triển nhanh chóng, đất nước bước vào thời kỳ phát triển và thịnh vượng hiếm thấy trong lịch sử, đồng thời thế giới và khu vực cũng bắt đầu bước vào thời đại đan xen biến đổi, rối loạn. Sự phát triển của các nước lớn đem lại sức ép về an ninh, sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại nan đề cân bằng, mâu thuẫn nhiều bên trên vấn đề biển đảo đem lại nguy cơ xung đột, v.v., tất cả đều là sức nặng mà ngoại giao Việt Nam khó có thể chịu đựng được.

Để duy trì một môi trường bên ngoài tương đối tốt trong thời đại đan xen biến đổi, rối loạn, Việt Nam cần dốc toàn lực làm tốt công tác ngoại giao, nhất là xử lý mối quan hệ với các nước lớn. Hơn nữa, dân chúng trong nước Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong quá trình kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nền ngoại giao Việt Nam, có những cách nghĩ và yêu cầu ngày càng tự tin trên vấn đề giải quyết những mâu thuẫn lợi ích hiện nay với các nước khác và quan hệ với các nước lớn – điều đó cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với công tác ngoại giao của Chính phủ Việt Nam, thậm chí còn hình thành những mâu thuẫn mới trong nước.

Có thể thấy, trong những bối cảnh kể trên, “Ngoại giao cây tre” được tái đề xuất và tuyên truyền rộng rãi, với mục đích chính là tiến hành giải thích một cách mềm mỏng, có lý trí nhưng lại trong nhu có cương, nhằm giải tỏa các nghi hoặc ở bên ngoài và tăng cường đoàn kết bên trong. Chỉ có điều là còn phải chờ xem “Ngoại giao cây tre” sẽ có hiệu quả ra sao.

Tác giả Tư Trấn Thao là học giả Trung Quốc chuyên về các vấn đề Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới