Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển ĐôngThực trạng một số đảo trên quần đảo Trường Sa

Thực trạng một số đảo trên quần đảo Trường Sa

Trong một bài diễn thuyết của mình tại Đại học Oxford, Giáo sư nhà kinh tế học nhà nghiên cứu Paul Clear từng nói “nếu bạn có biển, bạn phục vụ thế giới; nếu bạn không có biển, bạn phục vụ láng giềng của mình” đây là câu nói kinh điển mô tả trọn vẹn nhất tầm quan trọng của biển đối với sự thịnh vượng của một quốc gia, biển cho ta tài nguyên, biển cho ta thức ăn, biển cho ta kết nối với thế giới, biển cho ta vô vàn những thứ tốt lợi ích của biển là điều không cần phải bàn cãi.

Trường Sa Lớn, đảo thủ phủ huyện đảo Trường Sa, nơi Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền

Tuy nhiên, vẫn còn một vài ý kiến cho rằng sao ta phải cứ cố sống cố chết giữ lấy mấy hòn đảo nhỏ xíu, mấy bãi đá ngập nước xấu xí đó làm cái gì?

Xin được trả lời như sau: Thứ nhất, nó là tài sản thừa kế quý hơn cả vàng ròng mà cha ông ta đã để lại không giữ sao được. Thứ hai, không kể đẹp hay xấu to hay nhỏ bất kỳ một đảo nào khi đã có lực lượng đóng giữ thì nó chính là một cột mốc chủ quyền của ta trên Biển Đông khi nối các cột mốc này lại với nhau cộng thêm 12 hải lý thì ta được vùng kiểm soát thực tế của quốc gia trên biển. Cuối cùng, cái chúng ta giữ không chỉ đơn thuần là một hòn đảo nhỏ bé mà là cả một vùng đất xanh cùng toàn bộ tài nguyên xung quanh nó. Nói một cách đơn giản thì đảo chỉ là một công cụ giúp ta kiểm soát vùng biển xung quanh nó. Vậy thì mỗi đảo là một khối vàng nếu ta đêm cân kí ra bán thì đối thủ sẽ hốt ngay mà không cần phải suy nghĩ. Nói như vậy để chúng ta hiểu tại sao phải giữ đảo cho bằng được.

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu khái quát toàn bộ thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát trên Biển Đông thực trạng bồi đắp ra sao, thực tế đảo nào đang được bồi đắp, đảo nào chưa và cụ thể Việt Nam đang áp dụng phương pháp nào để bồi đắp đảo?

Nếu nhìn vào bản chất của các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thì ta có thể dễ dàng thấy được, thực chất đây là cuộc đấu tay đôi giữa một bên là Việt Nam nước đang bảo vệ chủ quyền của mình, một bên là một ông lớn to xác phương Bắc lắm tiền nhiều của với dã tâm độc chiếm Biển Đông, còn yếu tố bên ngoài là Mỹ và các đồng minh nước luôn tuyên bố quyền tự do hàng hải quốc tế. Tuy nhiên thì lại không can dự vào các tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên qua bao gồm Philippines, Malaysia và Indonesia là các nhân tố phụ, vì sự thiếu quyết tâm và tâm lý sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Quốc của những nước này, sau khi hiểu được mối quan hệ bên trên thì bạn có thể dễ dàng hiểu được thực tế vì sao Việt Nam lại kiểm soát cũng như là bồi đắp được nhiều đảo nhất trên quần đảo Trường Sa.

Trên thực tế hiện nay Việt Nam đang kiểm soát tổng cộng 21 điểm đảo, bãi đá và rạn san hô trên quần đảo Trường Sa tính trên toàn bộ Biển Đông thì chúng ta kiểm soát thêm 7 bãi đá ngầm khác nữa trên thềm lục địa. Không thuộc phạm vi của quần đào Trường Sa đó là bãi cạn Tư Chính, bãi cạn Phúc Tần, bãi ngầm Ba Kè, bãi cạn Phúc Nguyên, bãi cạn Huyền Trân, bãi cạn Quế Đường và bãi cạn Cà Mau.

Với tổng cộng 49 đến 51 tiền đồn lớn nhỏ được Việt Nam xây dựng trên những thực thể này, trong đó trên 7 bãi đá ngầm trên thềm lục địa có tất cả 20 nhà giàn từng được chúng ta xây dựng, chiều sâu mực nước bãi cạn thấp nhất là 7 mét tại DK-1/3 và sâu nhất là 25 mét tại DK-1/15 các nhà giàn được xây dựng từ năm 1989 đến năm 1998, hiện tổng cộng có khoảng 15 nhà giàn đang được sử dụng và có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc, 4 nhà giàn có hải đăng và 1 nhà giàn có trạm quan trắc khí tượng. Có 14 nhà giàn giáp với vùng biển quần đảo Trường Sa và nhà gian DK-1/10 ở bãi Cà Mau trên vùng biển phía Tây Nam.

Vì đây là những khu vực trọng yếu về quốc phòng và an ninh, năng lượng của Việt Nam, nơi mà có nhiều giàn khoan dầu khí đang hoạt động, khu vực này là nơi được dự đoán có trữ lượng dầu mỏ lớn và đang được tiến hành thăm dò dầu khí.

Tuy rằng đây là vùng biển thuộc phạm vi thềm lục địa của chúng ta nhưng vì nguồn lợi dầu khí quá lớn các thế lực nước ngoài thì luôn tìm mọi cách để quấy phá, chính vì vậy tuy điều kiện rất khó khăn nhưng Việt Nam vẫn luôn phải duy trì sự hiện diện quân sự trên các bãi đá ngầm này.

Như các bạn đã biết trong số 21 thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát trên quần đảo Trường Sa thì có 9 thực thể là các đảo nổi tự nhiên bao gồm: An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, Phan Vinh, Sơn Ca và đảo Trường Sa Lớn phần lớn trong số chúng là đảo nhỏ thậm chí là một bãi cát sau đó thì được Việt Nam nâng cấp thành những đảo có diện tích lớn hơn. Trong đó thì có 6 đảo đã hoàn thành nâng cấp bước đầu bao gồm: An Bang, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, Song Tử Tây và Trường Sa Lớn.

Trong đó thì Trường Sa Lớn là thủ đô của chúng ta tại quần đảo Trường Sa, đây cũng là nơi đặt sân bay duy nhất của ta trên quần đảo Trường Sa, nói chung mọi thứ tốt nhất và hiện đại nhất của chúng ta thì đang ở đây. Hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều sân bay khác được xây dựng trên các đảo khác nữa, để chúng ta có thể đưa Trường Sa về gần với đất liền hoặc có một tour du lịch quanh năm tại đây thì rất là tốt, ba đảo còn lại là đảo Sơn Ca, đảo Phan Vinh và đảo Nam Yết hiện vẫn đang được tiến hành nâng cấp trên quy mô lớn.

Ngoài ra, trong những năm gần đây thì có 3 trên tổng số 12 đảo chìm đã được Việt Nam nâng cấp thành đảo nổi đó là đảo Đá Tây, đảo Tiên Nữ và đảo Thuyền Chài trong đó thì đảo Đá Tây đã hoàn thành việc nâng cấp, đi vào hoạt động và trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của chúng ta lớn nhất trên Biển Đông. Thuyền Chài và Tiên Nữ vẫn đang trong quá trình rút nước biển để trở thành đảo nổi thứ 11 và 12. Như vậy, hiện nay Việt Nam đang tiến hành nâng cấp ít nhất 5 đảo cùng lúc với quy mô và khối lượng công việc không hề nhỏ, tuy nhiên tốc dộ được ghi nhận thực tế vẫn được Việt Nam duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy tiện bộ vượt bậc về mặt công nghệ của Việt Nam trong thời gian qua.

Vậy Việt Nam đã áp dụng công nghệ gì trong thời gian qua để bồi đắp đảo?

Hiện nay thì có rất ít các quốc gia trên thế giới tiến hành xây dựng những đảo nhân tạo nằm thật xa đất liền như vậy. Tuy nhiên thì vệ mặt kỹ thuật xây dựng hiện nay thì thường sẽ có 2 phương pháp như sau:

Thứ nhất: nạo vét vật liệu ở gần khu vực bồi đắp. Có nghĩa là bước đầu tiên các máy thăm dò địa chất sẽ làm việc để thăm dò vị trí địa chất vững chắc cho quá trình xây dựng, tiếp theo là sử dụng xà lan, các tàu hút cát sỏi từ đáy biển xung quanh khu vực muốn bồi đắp, trên thực tế trong quá trình làm việc những tàu này sẽ xén và trực tiếp nghiền nát các rạn san hô để thu góm vật liệu. Cuối cùng, đưa các vật liệu hút được tới khu vực đã xác định thông qua các ống dẫn cho tới khi đạt được độ cao mong muốn so với mực nước biển. Với phương pháp nạo vét trực tiếp tại gần khi vực bồi đắp như thế này thường sẽ dần đến quá trình bị sạt lở nên trong quá trình thi công phải gia cố nền móng, xây kè và điều tiết nước chảy. Vì vậy, đa phần phương pháp này áp dụng cho việc song song tiến hành bồi đắp và nạo vét tạo ra các vũng và ô tàu.

Thứ hai: nạo vét hút vật liệu xa vị trí bối đắp. Nhưng trong trường hợp này chúng sẽ di chuyển ra xa khỏi vị trí bồi đắp ban đầu thường là hàng chục kilomet xung quanh đó bằng các đầu hút cát của mình, chúng sẽ hút cát và nước biển lên sau đó thì cát sẽ được giữ lại và nước biển sẽ được bơm thẳng xuống biển cho tới khi đầy khoang chứa, tàu sẽ di chuyển về khu vực cần bồi đắp với những ống xả cỡ lớn lượng cát hút lên từ đáy biển sẽ được phun thẳng vào các khu vực cần tôn tạo, sau đó thì các máy ủi sẽ làm nhiệm vụ san phẳng và dàn đều lượng cát đã được đưa lên bờ, phương pháp này cho phép đẩy nhanh tộc độ bồi đắp lên mức tối đa, Trung Quốc thì đã áp dụng cả 2 phương pháp kể trên để bồi đắp các đảo nhân tạo khổng lồ của mình trong thời gian cục ngắn, với các tàu cào khổng lồ dài tới 103 mét, rộng 23 mét, lượng choán nước hơn 6.000 tấn, đường kính ông phun gần 1 mét, những tàu nạo vét mang tính chất công nghiệp này thì đã hủy hoại toàn bộ thềm san hộ và môi trường sống xung quanh khu vực nó đi qua. Có thể thấy cứ mỗi đảo nhân tạo khổng lồ mà Trung Quốc xây dựng thì trong bán kính vào chục km xung quanh đấy thì toàn bộ cát và trầm tích đáy biển, kể cả san hô đều sẽ bị hút cạn để phục vụ cho dã tâm bành trướng của nước này trên Biển Đông.

Trước năm 2017, phần lớn các hoạt động bồi đắt của Việt Nam đều được tiến hành một cách thủ công, bằng cách sử dụng các xà lan chở theo các máy múc, máy cuốc để trực tiếp vét, múc các âu tàu còn lại thì phần lớn các vật liệu bồi đắp như đất, đá, cát và xi măng đều được trở từ đất liền ra. Đây là một phương pháp có năng suất rất là thấp, chi phí xây dựng cao và chịu tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết trên Biển Đông.

Từ sau năm 2017, với việc đưa vào sử dụng những tàu hút, xén, thổi công suất lớn giữa trên sự chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen – Hà Lan, Việt Nam đã tận dụng tối đa những vật liệu sẵn có để phục vụ cho quá trình bồi đắp. Từ những hình ảnh vệ tinh ta có thể dễ dàng thấy được Việt Nam cũng đang áp dụng đồng thời cả 2 phương pháp kể trên để nâng cấp các đảo của mình. Tuy nhiên, thì ở mức độ thấp hơn rất là nhiều và ít hủy hoại môi trường hơn nhiều so với Trung Quốc.

Những con tàu của Việt Nam thì có công suất và tầm hoạt động thấp hơn nhiều lần so với Trung Quốc, tuy nhiên thì có thể thấy phương pháp mới này đem lại hiệu quả rất là lớn, giúp giảm đáng kể chi phí xây dựng và đẩy nhanh tốc độ xây dựng đảo của Việt Nam lên một tầm cao mới. Trong tương lại không xa, công nghệ này sẽ nhanh chóng giúp Việt Nam bồi đắp hết những thực thể còn lại trên quần đảo Trường Sa nâng tổng số đảo nổi của chúng ta tại đây lên con số 21.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới