Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinHọc giả TQ: "Bắc Kinh chỉ có một đồng minh duy nhất"

Học giả TQ: “Bắc Kinh chỉ có một đồng minh duy nhất”

Học giả nổi tiếng người Trung Quốc nhận định Bắc Kinh cần bỏ chính sách không liên minh và tạo dựng các đồng minh quân sự, bên cạnh “một đồng minh duy nhất” như hiện nay.

(Ảnh minh họa: Getty Images)

Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc Diêm Học Thông, 64 tuổi, được tạp chí Foreign Policy của Mỹ xếp vào nhóm 100 nhà trí thức được thế giới công nhận năm 2008.

Trong cuốn “Chuyển dịch quyền lực thế giới: Lãnh đạo chính trị và cạnh tranh chiến lược”, ông Diêm nêu quan điểm Trung Quốc nên áp dụng chính sách ngoại giao tích cực hơn.

Ông này đánh giá, sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra thách thức đối với vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới và Bắc Kinh cần hành động theo “chủ nghĩa hiện thực đạo đức”.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The New York Times (Mỹ), học giả này đã chỉ ra “đồng minh duy nhất” của Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh nên loại bỏ chính sách không tham gia liên minh quân sự và nói rằng chính sách của ông Tập Cận Bình đã làm mất cơ hội ổn định quan hệ Mỹ-Trung.

Dưới đây là một phần nội dung bài phỏng vấn của NYT với ông Diêm Học Thông.


Học giả Trung Quốc Diêm Học Thông

Học giả Trung Quốc Diêm Học Thông

Ông cho rằng Trung Quốc nên xây dựng liên minh quân sự giống như Mỹ. Trung Quốc đã viện trợ quân sự cho Myanmar, Campuchia, một số thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và đang xây dựng căn cứ ở Djibouti.

Trung Quốc có nên đặt căn cứ quân sự ở những nước kể trên hay không?

Để phục vụ lợi ích của chính mình, Trung Quốc nên xem xét xây dựng căn cứ quân sự tại những quốc gia mà Bắc Kinh nhận định là đồng minh.

Đáng tiếc là chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn theo đuổi chính sách không liên minh. Việc Trung Quốc lập căn cứ ở nơi nào đó vẫn còn quá sớm để nói, bởi Trung Quốc hiện tại chỉ có duy nhất một đồng minh thực thụ – Pakistan.

Năm 1961, Trung-Triều đã ký kết Hiệp ước đồng minh, nhưng ông nói rằng Triều Tiên không phải là đồng minh của Trung Quốc. Vì sao vậy?

Năm 2013, Trung Quốc đã công khai phủ nhận liên minh với Triều Tiên, đồng thời tuyên bố hai nước về bản chất chỉ là “quan hệ thông thường”.

Lãnh đạo song phương cũng nhiều năm không gặp mặt. Những điều này đều không phải là cách làm giữa các đồng minh.

Quan hệ Trung-Triều hiện nay còn không bằng quan hệ Trung-Hàn, mà Hàn Quốc còn là đồng minh của Mỹ.

Vì sao Trung Quốc không liên minh?

Một số ý kiến nhận định lý do là Trung Quốc thiếu thực lực quân sự, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân là Bắc Kinh chưa thực sự cầu thị.

Chính phủ Trung Quốc quyết định áp dụng nguyên tắc không liên minh kể từ năm 1982. Điều này là phù hợp vào thời điểm đó bởi Trung Quốc khi ấy rất yếu. Nguyên tắc này cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc trong 20 năm sau đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc lúc này đã trở thành cường quốc đứng thứ 2 toàn cầu, nguyên tắc không liên minh không còn phù hợp lợi ích của Bắc Kinh nữa.

Trở ngại chủ yếu để Trung Quốc từ bỏ nguyên tắc này là do nhiều năm qua, chính phủ đã luôn mạnh tay tuyên truyền hành động liên minh là “tư duy Chiến tranh Lạnh”.

Trung Quốc làm thế nào để có nhiều đồng minh hơn? Bằng cách gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự?

Đơn thuần cung cấp viện trợ kinh tế hoặc cho vay thì không thể thay đổi được bản chất quan hệ giữa Trung Quốc và các nước.

Bởi vậy, tôi không cho rằng kế hoạch phát triển kinh tế Á-Âu mang tên “Một vành đai, một con đường” có thể thay đổi được căn bản các mối quan hệ.


Theo Diêm Học Thông, chiến lược một vành đai, một con đường không tạo ra các đồng minh thực chất cho Trung Quốc (Ảnh: CCTV)

Theo Diêm Học Thông, chiến lược “một vành đai, một con đường” không tạo ra các “đồng minh” thực chất cho Trung Quốc (Ảnh: CCTV)

Gần đây, ông nói rằng Trung Quốc nên cắt giảm viện trợ kinh tế cho các nước. Lý do là gì?

Tôi nhận định Trung Quốc cần cắt giảm viện trợ kinh tế cho nước ngoài, bao gồm trực tiếp và cho vay, xuống mức 1% dự trữ ngoại hối hàng năm, tương đương khoảng 35 tỉ USD năm 2015.

Với khả năng của Trung Quốc, con số này là quá cao. Trong phần lớn tình huống, các khoản vay dành cho các quốc gia đang phát triển cuối cùng sẽ không thu hồi được.

Chúng tôi cắt giảm viện trợ kinh tế tương ứng và gia tăng viện trợ quân sự. Trung Quốc nên viện trợ quân sự cho các quốc gia thiện chí với mình nhằm nâng cao mức độ hợp tác chiến lược và đạt được sự ủng hộ về chính trị.

Nhưng Bắc Kinh cũng cần thận trọng, tránh can dự vào xung đột quân sự ở Trung Đông mà phải rút ra bài học từ việc Nga can thiệp quân sự ở Syria.


Ông Tập Cận Bình (phải) nêu quan điểm Mỹ-Trung cạnh tranh lành mạnh khi gặp Phó tổng thống Mỹ Joe Biden năm 2011. Quan điểm này thay đổi khi ông Tập trở thành lãnh đạo Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Ông Tập Cận Bình (phải) nêu quan điểm Mỹ-Trung “cạnh tranh lành mạnh” khi gặp Phó tổng thống Mỹ Joe Biden năm 2011. Quan điểm này thay đổi khi ông Tập trở thành lãnh đạo Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nếu Trung Quốc từ bỏ chính sách không liên minh thì quan hệ Mỹ-Trung sẽ diễn biến thế nào?

Thay đổi chỉ có thể là tích cực. Trung Quốc càng kết nối được nhiều đồng minh thì kiểu quan hệ này càng phối hợp hài hòa, ổn định. Trung Quốc càng cố gắng né tránh liên minh thì Washington càng dễ kiềm chế Trung Quốc và chỉ khiến quan hệ song phương bất ổn.

Giữa Mỹ-Trung sẽ không bùng phát chiến tranh trực diện bởi hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Vấn đề hiện tại là, các bên đều không sẵn sàng thừa nhận giữa hai nước có tồn tại cạnh tranh. Họ vẫn “giả vờ” là bạn bè.

Trong thời gian Phó tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Trung Quốc hồi năm 2011, Tập Cận Bình (khi đó là Phó chủ tịch Trung Quốc) đã nêu quan điểm Mỹ-Trung “cạnh tranh lành mạnh” và được ông Biden thừa nhận.

Khi song phương xác định bản chất quan hệ là “cạnh tranh” chứ không phải “hợp tác”, chính Bắc Kinh và Washington đã hạ thấp kỳ vọng vào hành động thiện chí và tăng thêm thái độ kiên nhẫn trước hành động của đối phương.

Vì vậy, Mỹ-Trung đều phải cẩn trọng để tránh khiến bên kia nổi giận, tránh xung đột leo thang thành “thảm họa”.

Đáng tiếc là “cạnh tranh lành mạnh” sau đó đã bị thay thế bằng “quan hệ nước lớn kiểu mới” (mô hình quan hệ bình đẳng do ông Tập đề ra trên cơ sở lấy hợp tác để tránh đối đầu). Cơ hội ổn định quan hệ song phương cũng biến mất.

RELATED ARTICLES

Tin mới