Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiNga - Israel bắt tay trong nông nghiệp: Kẻ thua thiệt TQ

Nga – Israel bắt tay trong nông nghiệp: Kẻ thua thiệt TQ

Ngày xưa Trung Quốc phải nhập máy móc của Liên Xô thì nay Nga phải nhập từ Trung Quốc dù chất lượng của chúng không tốt.

Chọn đúng đối tác

Xung quanh việc Nga hợp tác với Israel để phát triển nông nghiệp, một số chuyên gia nông nghiệp Việt Nam khẳng định, Nga đã chọn đúng đối tác bởi Israel nổi tiếng thế giới là một cường quốc về công nghệ nông nghiệp.

PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) từng qua Israel và quan sát, tìm hiểu công nghệ nông nghiệp của quốc gia này.

Theo đó, Israel là quốc gia có khí hậu và địa hình phức tạp, hơn nửa diện tích đất đai là hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ có khoảng 20% diện tích có thể trồng trọt.

Áp lực từ việc dân số tăng nhanh cùng lượng người nhập cư đổ về ồ ạt từ cuối những năm 1980 dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp gia tăng đáng kể, Israel đã không ngừng nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

“Điều kiện khí hậu của Israel rất khắc nghiệt nên bản thân Israel không sản xuất đủ để nuôi sống người dân của mình. Tổng giá trị xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Israel hàng năm chỉ khoảng 2 tỷ USD, thấp hơn Việt Nam 15 lần. Tel Aviv phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm để nuôi sống người dân mỗi năm chừng 4 tỷ USD. Bù lại, công nghệ của Israel rất hiện đại và họ có thể hợp tác với quốc gia nào đó để chuyển giao công nghệ nông nghiệp”, PGS.TS Dương Văn Chín cho biết.

Nói thêm về công nghệ nông nghiệp hiện đại của Israel, PGS.TS Dương Văn Chín mô tả, trong trồng trọt Israel thường áp dụng nhiều giải pháp công nghệ:

Thứ nhất, trồng trong nhà kính, Israel kiểm soát được hoàn toàn từ ẩm độ, nhiệt độ, sâu bệnh… và sản phẩm trong nhà kính của họ có chất lượng rất cao, được bán với giá cao. Đặc biệt, nhờ công nghệ này, Israel có thể sản xuất ra loại nông sản thực phẩm trái vụ, thậm chí không sản xuất được ngoài môi trường tự nhiên.

Thứ hai, Israel cũng có những cánh đồng ngoài trời như Việt Nam nhưng họ áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước. Với địa hình hầu hết là sa mạc và bán sa mạc, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của Israel đều tuân thủ phương châm tiết kiệm nước. Chính vì vậy, thay vì tưới ào ào lãng phí như Việt Nam, các nhà khoa học Israel áp dụng cách tưới nhỏ giọt, có các van tự động, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưa loại nhỏ.

Các cánh đồng của Israel được trang bị mạng lưới đường ống dẫn nước, có các ống nhỏ dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người sử dụng pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ cây. Với những loại cây cần tưới cả trên mặt lá, người ta dùng thêm hệ thống phun sương. Đáng lưu ý, Israel có vệ tinh định vị dạng cây trồng nào, màu lá thế nào là đói dinh dưỡng thì họ mới thỏa mãn dinh dưỡng cho cây trồng đó.

Như vậy, ngay cả trên diện tích rộng, Israel cũng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất để giảm chi phí tối đa, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Đối với Nga, ông tin rằng, trong bối cảnh đang bị Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế, với sự hỗ trợ của Israel, Nga hoàn toàn có thể xây dựng được nền nông nghiệp tự chủ, giảm phụ thuộc vào nông sản, thực phẩm của châu Âu, thậm chí xuất khẩu nông sản ra các nước khác trên thế giới.

“Với công nghệ hiện đại, Israel sẽ giúp Nga khắc phục những hạn chế của nông nghiệp nước này. Ví dụ, Nga có mùa đông khắc nghiệt, kéo dài tới khoảng nửa năm thì họ có thể áp dụng công nghệ nhà kính của Israel để sưởi ấm cho cây trồng trong mùa đông, có được những nông sản giá cao”, PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.

Phải thay đổi triệt để chiến lược phát triển kinh tế

Cũng đánh giá cao công nghệ nông nghiệp của Israel, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) tin rằng Israel sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp Nga rất nhiều về công nghệ, tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ.

Nói thêm về công nghệ nông nghiệp hiện đại của Israel, PGS.TS Dương Văn Chín mô tả, trong trồng trọt Israel thường áp dụng nhiều giải pháp công nghệ:

Thứ nhất, trồng trong nhà kính, Israel kiểm soát được hoàn toàn từ ẩm độ, nhiệt độ, sâu bệnh… và sản phẩm trong nhà kính của họ có chất lượng rất cao, được bán với giá cao. Đặc biệt, nhờ công nghệ này, Israel có thể sản xuất ra loại nông sản thực phẩm trái vụ, thậm chí không sản xuất được ngoài môi trường tự nhiên.

Thứ hai, Israel cũng có những cánh đồng ngoài trời như Việt Nam nhưng họ áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước. Với địa hình hầu hết là sa mạc và bán sa mạc, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của Israel đều tuân thủ phương châm tiết kiệm nước. Chính vì vậy, thay vì tưới ào ào lãng phí như Việt Nam, các nhà khoa học Israel áp dụng cách tưới nhỏ giọt, có các van tự động, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưa loại nhỏ.

Các cánh đồng của Israel được trang bị mạng lưới đường ống dẫn nước, có các ống nhỏ dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người sử dụng pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ cây. Với những loại cây cần tưới cả trên mặt lá, người ta dùng thêm hệ thống phun sương. Đáng lưu ý, Israel có vệ tinh định vị dạng cây trồng nào, màu lá thế nào là đói dinh dưỡng thì họ mới thỏa mãn dinh dưỡng cho cây trồng đó.

Như vậy, ngay cả trên diện tích rộng, Israel cũng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất để giảm chi phí tối đa, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Đối với Nga, ông tin rằng, trong bối cảnh đang bị Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế, với sự hỗ trợ của Israel, Nga hoàn toàn có thể xây dựng được nền nông nghiệp tự chủ, giảm phụ thuộc vào nông sản, thực phẩm của châu Âu, thậm chí xuất khẩu nông sản ra các nước khác trên thế giới.

“Với công nghệ hiện đại, Israel sẽ giúp Nga khắc phục những hạn chế của nông nghiệp nước này. Ví dụ, Nga có mùa đông khắc nghiệt, kéo dài tới khoảng nửa năm thì họ có thể áp dụng công nghệ nhà kính của Israel để sưởi ấm cho cây trồng trong mùa đông, có được những nông sản giá cao”, PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.

Phải thay đổi triệt để chiến lược phát triển kinh tế

Cũng đánh giá cao công nghệ nông nghiệp của Israel, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) tin rằng Israel sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp Nga rất nhiều về công nghệ, tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Nga là nước có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp, đất đai rộng mênh mông. Nhưng nhược điểm của nông nghiệp Nga đó là: cơ giới hóa nông nghiệp chỉ tương đối cao ở thời Liên Xô và đến nay sự cơ giới hóa đó không đủ để thúc đẩy nông nghiệp Nga phát triển do nó đòi hỏi những công nghệ cao hơn như công nghệ sinh học, mà đây là những thứ không được Nga chú trọng kể từ khi Liên Xô tan rã. Một số nước có truyền thống nông nghiệp phát triển, nhân lực tốt chủ yếu lại là các nước Trung Á hiện nay đã tách khỏi Nga như Tajikistan, Azerbaijan… Còn đất đai Nga xưa nay đa phần là rừng hoặc hoặc bỏ hoang. Mặt khác, lao động của Nga không thích làm nông nghiệp do với năng suất không cao, thu nhập thiếu hấp dẫn.

“Nga phải nhập máy móc của nước ngoài để sản xuất nông nghiệp. Tôi từng làm việc với một số nhà khoa học ở viện hàn lâm Nga và họ cho biết đã có sự đảo lộn khó tưởng tượng: ngày xưa Trung Quốc phải nhập máy móc của Liên Xô thì nay Nga phải nhập từ Trung Quốc dù chất lượng của chúng không tốt.

Các nhà khoa học Nga cũng hiểu rõ đặc điểm của ngành nông nghiệp nước mình và cho rằng phải nhập lao động nước ngoài, trong đó có thể có lao động Việt Nam, để phát triển nông nghiệp Nga.

Như vậy, về mặt chiến lược Nga đã nhìn thấy những vấn đề như thế nhưng có thể do tình hình trước mắt, phải đương đầu giải quyết những vấn đề lớn như khủng hoảng Ukraine, Syria, quan hệ trục trặc với châu Âu.., vốn liếng bị rút nhiều, Nga chưa đầu tư được nhiều vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, một động lực thúc đẩy Nga phát triển nông nghiệp là sự cấm vận của EU, Mỹ khiến Nga thiếu hụt nông sản. Dù có tiềm năng nhưng chưa tổ chức sản xuất được nên Nga phải nhập khẩu nhiều, từ táo, sữa đến thịt lợn, thịt bò… Khi quan hệ với EU còn tốt đẹp, Nga chú trọng nhập khẩu nông sản từ khu vực này vì đó là các sản phẩm đạt an toàn thực phẩm cao, chất lượng tốt”, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho hay.

Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng, để phát triển nông nghiệp, Nga không thể chỉ làm trong 1, 2 năm là xong, phải có sự chuẩn bị lâu dài, có quy hoạch, chương trình, khai khẩn vùng đất đai nào, sản xuất cái gì, lao động, kỹ thuật, vốn liếng ở đâu… tất cả những câu hỏi đó Nga phải trả lời được. Nhưng ông cho rằng, lần này Nga phải chuyển hướng, tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Sự thay đổi này không chỉ do sức ép trước mắt do quan hệ căng thẳng với phương Tây mà phải thay đổi triệt để về chiến lược phát triển kinh tế của Nga theo hướng cân bằng và toàn diện hơn.

“Muốn vậy, phải giải quyết 3 vấn đề: công nghệ, lao động và vốn. Về công nghệ, Nga tiếp cận Israel là đúng hướng, hai vấn đề còn lại nước này sẽ phải tiếp tục tìm cách giải quyết”, ông Nam nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới