Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChiến thuật gây nhiễu của Triều Tiên

Chiến thuật gây nhiễu của Triều Tiên

Việc CHDCND Triều Tiên công bố hàng loạt hệ thống phóng tên lửa trong thời gian qua có thể nhằm mục đích gây bối rối cho đối phương trong việc lựa chọn mục tiêu để tấn công phủ đầu.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuần trước thông báo nước này đã trao danh hiệu “anh hùng Triều Tiên” cho một giàn phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Cụ thể, danh hiệu cao quý được trao cho chiếc xe phóng Số 321, phương tiện đã vận chuyển và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM Hwasong-17 vào ngày 18.11.
Theo truyền thông Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên danh hiệu trên được trao cho vật thể, không phải người và lý do có thể là nỗ lực của Triều Tiên nhằm cải thiện năng lực chuẩn bị một vụ phóng tên lửa để không bị phát hiện. Sở hữu năng lực như vậy sẽ giúp Triều Tiên đánh lừa được đối phương.

Mỹ và Hàn Quốc thường xuyên theo dõi các khu vực phóng tên lửa của Triều Tiên nhờ các vệ tinh và máy bay do thám để hỗ trợ việc tấn công phủ đầu nếu cần thiết. Việc Triều Tiên đa dạng hóa các phương tiện phóng và sở hữu giàn phóng di động sẽ khiến công việc của Mỹ và Hàn Quốc trở nên khó khăn hơn.
Tính năng của Hwasong-17 – ‘tên lửa quái vật’ mới của Triều Tiên

Tờ Nikkei Asia dẫn lời ông Kwon Yong-soo, cựu giáo sư Đại học Quốc phòng Hàn Quốc, cho rằng vụ phóng tên lửa hôm 18.11 nhằm thử nghiệm khả năng thiết lập một khu vực trong sân bay và thực hiện một vụ phóng từ giàn phóng di động. Theo ông Kwon, Triều Tiên có thể gây bối rối cho đối phương bằng cách đưa các vật thể có hình dạng như tên lửa ra bãi phóng cùng lúc, khiến đối phương nhầm lẫn.
Trước đây, Triều Tiên từng dùng các giàn phóng tên lửa di động tương tự, vừa là phương tiện vận chuyển – dựng tên lửa lên – làm giàn phóng (TEL), để thử nghiệm khả năng tấn công bất ngờ. Việc phương tiện này tiếp tục được sử dụng trong vụ phóng mới nhất cho thấy loại vũ khí này đang vượt ra khỏi giai đoạn thử nghiệm và tiến tới việc triển khai thực sự.
Trước đây, Triều Tiên từng thông báo thực hiện các vụ phóng tên lửa từ những giàn phóng khác nhau như TEL hay giàn phóng từ tàu hỏa. Hồi tháng 9, nước này công bố những hình ảnh cho thấy một tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng từ lòng hồ nước.

Theo bản tin ngày 27.11 của KCNA, các nhà khoa học và kỹ sư quốc phòng của Triều Tiên đã gửi thư cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó nhắc đến một phương tiện phóng tự hành và việc chuẩn bị cho một giàn phóng ngầm dưới lòng đất.
Tuy nhiên, chưa thể xác định những điều Triều Tiên nói có luôn phản ánh đúng với thực tế. Ví dụ, hôm 2.11, Triều Tiên phóng một loạt tên lửa đạn đạo và sau đó nói có phóng 2 tên lửa hành trình chiến lược ra vùng biển gần Hàn Quốc và Nhật Bản trong cùng ngày, đồng thời cung cấp cả tọa độ.

Tuy nhiên, Hàn Quốc nói không phát hiện vụ phóng nào như vậy và dựa theo dữ liệu mà nước này và Mỹ quan sát được thì tuyên bố của Triều Tiên là không chính xác.

Một tên lửa hành trình với khả năng bay tầm thấp cùng quỹ đạo khó lường qua mắt được Hàn Quốc, đó sẽ là chiến thắng lớn cho Triều Tiên và năng lực tấn công bất ngờ của nước này.
Con gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu lộ diện

Việc tung hỏa mù gây nhiễu cho đối phương là một chiến thuật quân sự và để ngăn chặn đối thủ sử dụng chiến thuật như vậy cần nhiều nguồn lực quân sự, không chỉ trong việc phát hiện chính xác mà còn ngăn chặn tên lửa và hỗ trợ việc tấn công đáp trả.

RELATED ARTICLES

Tin mới